Bay vào vũ trụ tác động đến cơ thể con người như thế nào?

Yuri Gagarin's space capsule in the Moscow Cosmonautics museum, Russia. Photo courtesy: Allan Lee.

Chuột, chó và khỉ đều đã là phi hành gia trước con người. Ngày 12 tháng Tư năm 1961, phi hành gia người Nga Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ, khi mà những ảnh hưởng của chuyến bay vào vũ trụ đến cơ thể con người hầu như chưa được khám phá hết. Ngày nay, các phi hành gia ở trong vũ trụ lâu hơn Gagarin rất nhiều, và các ảnh hưởng cứ tăng thêm theo thời gian. Bay vào vũ trụ tác động đến cơ thể con người như thế nào?

Vấn đề đầu tiên đối với những người bay vào vũ trụ là giảm lượng ăn trưa. Sức kéo của trọng lực lên tai trong cho mọi người trên Trái đất cảm nhận rõ cảm giác "lên" và "xuống". Nếu không có nó các phi hành gia có thể bị mất phương hướng và buồn nôn, hoặc thậm chí không cảm nhận được tay và chân mình ở đâu. Để ngăn chặn điều đó, các học viên có những chuyến đi thực nghiệm trên các máy bay có biệt danh là "sao chổi nôn". Những máy bay này bay theo quỹ đạo parabol, có nghĩa là trong một thời gian ngắn, các máy bay và người cư ngụ của nó rơi ở cùng một vận tốc. Điều đó tạo ra cảm giác không trọng lượng.

Trong không gian, cơ thể nhanh chóng quen với việc không phải chống lại trọng lực. Mật độ xương của các phi hành gia có thể giảm đến 2% một tháng. Khối lượng cơ thể giảm xuống 5% mỗi tuần. Trạm vũ trụ quốc tế ISS được trang bị nhiều thiết bị tập thể dục để giúp các phi hành gia giữ dáng, và họ thậm chí còn mặc bộ quần áo co giãn để bắt chước sức nén trọng lực đối với cơ thể .

Chất lỏng cũng bị ảnh hưởng bởi lực kéo trọng lực, và nếu không có lực kéo đó thì việc phân phối nước và máu trong cơ thể có thể thay đổi hoàn toàn. Điều đó không những khiến cho cơ thể các phi hành gia trông sưng húp, mà còn gây áp lực lên phía sau của nhãn cầu và ép các dây thần kinh thị giác. Các nhà khoa học NASA lo ngại rằng việc ở trong tình trạng không trọng lượng quá lâu có thể khiến thị giác của các phi hành gia gặp rủi ro - một vấn đề nghiêm trọng khi các nhà khoa học đang bàn đến những chuyến bay dài tới các hành tinh khác.

Những vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách quay một phần tàu vũ trụ để tạo trọng lực nhân tạo nhưng bay vào vũ trụ còn có tác động khác về mặt thể chất và tinh thần. Việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và bóng tối không đều đặn gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và các phi hành gia liên tục phải tiếp xúc với mức độ bức xạ cao cũng như các hạt hạ nguyên tử mang tên tia vũ trụ. Thực hiện nhiệm vụ trong thời gian dài còn làm tăng nguy cơ căng thẳng, thậm chí trầm cảm đối với các phi hành gia. Nhưng chẳng lý do nào trên đây có thể ngăn cản 6.000 ứng cử viên đăng ký học lớp phi hành gia của NASA trong năm 2013.

Phương Thùy
The Economist



Tags: economics

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc