Vì sao tốc độ tăng lương ở Mỹ lại tệ hại đến vậy?

Jobs not cuts. Photo courtesy AFGE.

Tỷ lệ thất nghiệp ở nước Mỹ là 5,5%. So với số liệu trước đây, tỷ lệ này khá thấp. Và tỷ lệ này cũng đang giảm nhanh chóng: tỷ lệ thất nghiệp đã giảm hơn một điểm phần trăm so với năm trước. Lý thuyết kinh tế cho rằng, trong hoàn cảnh như vậy, người lao động sẽ bắt đầu được hưởng mức tăng lương cao hơn. Tỷ lệ thất nghiệp thấp đồng nghĩa với việc người sử dụng lao động phải cố gắng hơn để tìm lao động mới, trong khi những lao động hiện tại có thể sẽ bỏ việc để kiếm công việc khác. Kết quả là, người lao động có thể yêu cầu mức lương cao hơn. Tuy nhiên, các công ty ở Mỹ dường như không nhận ra thông điệp đó. Tiền lương điều chỉnh theo lạm phát dành cho người lao động nói chung vẫn giữ nguyên. Trên thực tế, lương hầu như không tăng trong năm năm qua; thu nhập trung bình mỗi giờ tăng 2% so với cùng kỳ năm trước trong tháng Hai năm 2015: gần như chẳng tăng là bao so với mức của tháng Hai năm 2010. Vì sao tỷ lệ thất nghiệp ở nước Mỹ giảm không dẫn đến tốc độ tăng lương nhanh hơn?

Để hiểu tình hình hiện tại, trước tiên ta phải nhớ lại các doanh nghiệp Mỹ đã phản ứng như nào trong thời kỳ suy thoái 2007-2009. Vào thời điểm đó, các doanh nghiệp đều cố gắng cắt giảm chi phí. Họ muốn kín đáo (foist) cắt giảm lương nhân viên. Nhưng cắt giảm lương không dễ như họ tưởng (thử hình dung tinh thần làm việc sẽ ra sao nếu sếp của bạn cắt giảm 10% lương của tất cả mọi người chỉ trong một đêm). Thay vào đó, người sử dụng lao động đã đối mặt với tình trạng suy thoái sâu bằng cách sa thải nhiều nhân viên tới mức có thể, bắt đầu từ những người làm việc kém hiệu quả nhất. Trong khi đó, những nhân viên làm việc hiệu quả hơn bị vắt kiệt sức để tăng năng suất làm việc, và cũng để có thể duy trì được mức lương quá cao mà không phải sa thải những nhân viên tốt nhất (the cream of the payroll). Khi tình hình được cải thiện sau suy thoái, động thái này của các doanh nghiệp vẫn để lại dư âm trong cách tính lương. Thay vì tiếp tục hối thúc người lao động tăng hiệu quả làm việc, các doanh nghiệp ưa thích trở về điều kiện quản lý bình thường hơn, và để mức tiền lương quá cao tự điều chỉnh theo thời gian: phần cắt giảm lương "được kiểm soát" (pent-up) đạt được chỉ đơn thuần bằng cách không tăng lương. Nói cách khác, tiền lương không được tăng thêm do trong nhiều trường hợp chúng đã quá cao.

Tuy nhiên, có nhiều bằng chứng cho thấy nhiều lao động không đòi hỏi mức lương cao. Điều này có vẻ kỳ lạ, có lẽ là do cải cách trong chương trình bảo hiểm thất nghiệp của Mỹ được thực hiện vào cuối năm 2013, trong đó giảm mạnh thời gian tối đa một người Mỹ có thể được phép hưởng trợ cấp thất nghiệp. Khoảng 1,3 triệu người Mỹ bị ảnh hưởng ngay lập tức. Chẳng còn gì để bấu víu, kỳ vọng về lương của nhiều người thất nghiệp giảm. Theo thuật ngữ của kinh tế học "lương dự phòng" của họ - hay mức lương khởi điểm cần đủ để thu hút và giữ chân họ làm việc - giảm mạnh. Tận dụng lợi thế nguồn lao động giá rẻ ngày càng nhiều, người sử dụng lao động trong một số lĩnh vực thoải mái thuê nhân viên. Trên thực tế, phần lớn 3 triệu việc làm mới được tạo ra trong năm 2014 chủ yếu trong các lĩnh vực được trả lương thấp.

Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến tiền lương tăng chậm vẫn là lý do từ trước đến nay trong thời gian gần đây: thị trường lao động ốm yếu của Mỹ. Tỷ lệ thất nghiệp thấp, nhưng các chỉ số khác về thị trường lao động yếu ớt cho thấy một bức tranh ảm đạm hơn nhiều. Số lao động làm việc bán thời gian thay vì toàn thời gian (còn được gọi là "bán thời gian vì lý do kinh tế") vẫn cao hơn nhiều so với trước suy thoái. Khía cạnh này rất quan trọng: một báo cáo gần đây của Cục Dự trữ Liên bang chi nhánh Chicago cho thấy ngay cả sau khi được tính theo các chỉ số thất nghiệp khác, số lao động được coi là "bán thời gian vì lý do kinh tế" vẫn có tác động lớn đối với tốc độ tăng lương. (Đó có lẽ là do những lao động này thà yêu cầu người sử dụng lao động tăng thêm giờ làm cho mình chứ không đòi tăng lương). Các nhà hoạch định chính sách không nên để bị đánh lừa bởi tỷ lệ thất nghiệp này. Thị trường lao động Mỹ đã sôi động hơn nhiều so với trước đây, nhưng còn lâu mới có thể hồi phục hoàn toàn. Số lượng việc làm phải tăng mạnh trong nhiều tháng nữa thì mức lương mới có thể tăng nhanh và bền vững.

Phương Thùy
The Economist

Tags: economics

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc