Vương quốc liên hiệp Anh và Bắc Ireland sẽ rời khỏi Liên minh châu Âu?

Từ lâu người ta đã cho rằng Hy Lạp sẽ rút khỏi khu vực đồng euro, và thậm chí là rút khỏi cả Liên minh châu Âu. Nhưng theo những gì diễn ra trong chiến dịch bầu cử hiện nay ở Vương quốc liên hiệp Anh và Bắc Ireland, nhiều khả năng nước này cũng sẽ rời khỏi Liên minh châu Âu (hay còn được gọi là "Brexit") Thủ tướng Vương quốc Anh, ông David Cameron, đã cam kết tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý vào cuối năm 2017 về việc Vương quốc liên hiệp Anh và Bắc Ireland có tiếp tục là thành viên của Liên minh châu Âu nữa hay không nếu đảng Bảo thủ thắng cử ngày 07 tháng Năm. Một số Đảng nhỏ hơn , tiêu biểu là Đảng Độc lập Vương quốc Anh (UKIP), đang vận động người dân ủng hộ việc Anh quốc rời khỏi Liên minh châu Âu. Hơn nữa, các đợt thăm dò cho thấy bất kỳ cuộc trưng cầu dân ý nào cũng sẽrất sát sao. Vì sao Vương quốc liên hiệp Anh và Bắc Ireland có thể sẽ rời khỏi Liên minh châu Âu và quốc gia này sẽ làm thế nào để thực hiện điều đó?

Ngay cả trong thời kỳ thịnh vượng nhất, Vương quốc liên hiệp Anh và Bắc Ireland vẫn luôn là một thành viên nửa vờicủa Liên minh châu Âu. Các chính phủ Đảng Lao động đầu tiên thời hậu chiến từ chối cơ hội tham gia vào các cuộc đàm phán dẫn đến sự ra đời của tiền thân Liên minh châu Âu trong những năm đầu thập niên 1950. Kể từ đó Vương quốc liên hiệp Anh và Bắc Ireland thường hoài nghi về Liên minh hơn là cam kết với nó; do vậy nước này bị gọi là "đối tác khó khăn". Vương quốc liên hiệp Anh và Bắc Ireland cuối cùng cũng gia nhập Cộng đồng châu Âu vào năm 1973 dưới thời chính phủ Đảng bảo thủ, khi kinh tế châu Âu phát triển mạnh. Nhưng chính phủ của Đảng Lao động kế nhiệm nhanh chóng tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về vai trò thành viên của Anh quốc trong Liên minh châu Âu vào năm 1975. Phần lớn người tham gia cuộc trưng cầu đó bỏ phiếu ở lại nhưng suốt vài thập kỷ qua chính phủ Vương quốc liên hiệp Anh và Bắc Ireland vẫn giữ khoảng cách khi mà các quốc gia châu Âu khác theo đuổi chính sách "liên minh chặt chẽ hơn". Vương quốc liên hiệp Anh không tham gia đồng tiền chung châu Âu, và cũng không phải là thành viên của khu vực du lịch không cần hộ chiếu Schengen. Thái độ chống đối Liên minh châu Âu đã tăng lên trong những năm gần đây khi mà hàng trăm ngàn người dân đông Âu (tương đối hợp pháp, theo quy định của Liên minh) đến tìm việc làm tại nước này, và điều đó đã khiến các đảng như Đảng Độc lập Vương quốc Anh khẳng định rằng những người này đang lấy đi (hogging) nhiều nhà ở, trường học và dịch vụ y tế mà lý ra là của người Anh.

Nhưng vẫn chưa rõ cuộc trưng cầu dân ý thực sự sẽ hiệu quả đến đâu. Trước đây, chưa nước nào từng bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu. Ông Cameron hứa sẽ đàm phán lại các điều khoản về mối quan hệ của Vương quốc liên hiệp Anh và Bắc Ireland với Liên minh châu Âu trước khi cuộc bỏ phiếu như vậy diễn ra, để đạt được một thỏa thuận tốt hơn cho đất nước này. Nếu những cuộc đàm phán đó, trong các lĩnh vực như dân nhập cư, tiến triển tốt thì chính phủ của ông có lẽ sẽ khuyên người dân bỏ phiếu ở lại Liên minh. Nếu không thì chính phủ Đảng Bảo thủ có thể sẽ khuyến khích Vương quốc liên hiệp Anh rời Liên minh. Nhưng vẫn chưa chắc chắn được tại thời điểm cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức thì các cuộc " đàm phán lại" này sẽ bổ sung thêm những điều khoản gì, đặc biệt là trong trường hợp không có thoả thuận thay đổi hiệp ước. Đảng Lao động và Đảng Dân chủ Tự do phản đối kế hoạch trưng cầu dân ý của ông Cameron.

Rất khó để xác định (hard to gauge) hậu quả của “Brexit” . Những người ủng hộ việc rời khỏi Liên minh lập luận hùng hồn rằng việc này sẽ giúp Vương quốc liên hiệp Anh thoát khỏi nạn quan liêu và sự can thiệp chính trị tới mức nghẹt thở của Liên minh châu Âu, và các doanh nghiệp của nước này sẽ được tự do giao dịch thương mại hơn với các nước còn lại trên thế giới. Những người phản đối Brexit lập luận, cũng hùng hồn không kém, rằng việc này sẽ làm phương hại đến quan hệ kinh doanh của Anh quốc với các đối tác thương mại lớn của nó (hiện đạt mức khoảng 400 tỷ bảng một năm). Brexit cũng sẽ làm cho Vương quốc Anh kém hấp dẫn với đầu tư nước ngoài, bởi nhiều công ty đến đất nước này một phần vì nó giúp họ thâm nhập thị trường Liên minh châu Âu. Trên thực tế, rất nhiều điều sẽ phụ thuộc vào quan hệ của Vương quốc liên hiệp Anh với Liên minh này sẽ ra sao sau Brexit. Nước này có thể giống như Thụy Sĩ –nước có một thỏa hiệp song phương với Liên minh châu Âu, hoặc như Na Uy và Iceland, - là thành viên của Khu vực Kinh tế châu Âu, và do đó thị trường nội khối, nhưng không nắm quyền thay đổi các quy tắc của thị trường đó. Hoặc, Vương quốc liên hiệp Anh thấy một Liên minh châu Âu bị bác bỏ là một đối tác không mong muốn. Tuynhiên, rõ ràng bất kỳ cuộc trưng cầu dân ý nào cũng sẽ dẫn đến sự bất định kéo dài cả trước và sau sự việc. Chỉ điều đó thôi cũng có thể sẽ tạo ra nhiều bất ổn chính trị và kinh tế ở Vương quốc liên hiệp Anh, bất kể kết quả cuộc trưng cầu dân ý ra sao.

Phương Thùy
The Economist


Các chính trị gia Vương quốc Anh hy vọng giảm nhập cư như nào?
Vì sao Scotland có thể tách khỏi Vương quốc Anh?
Tags: economics

6 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc