Vì sao đồng tiền vàng của Nhà nước Hồi giáo không thể thay thế hệ thống ngân hàng toàn cầu?

Photo credit: The Economist.

Từ lâu, những người ủng hộ bản vị vàng đã bị những nhà kinh tế chính thống coi là những kẻ lập dị đeo cà vạt. Điều này không còn đúng. Gia nhập hàng ngũ những người thích kim bản vị (gold bug) hiện là một nhóm các cá nhân mà gần như chắc chắn họ sẽ không bao giờ đeo cà vạt: tổ chức gọi là Nhà nước Hồi giáo. Ngày 29 tháng 8, al-Hayat, nhánh truyển thông nước ngoài của tổ chức, công bố một đoạn video 55 phút lên án 'hệ thống ngân hàng với dự trữ một phần' (the fractional reserve banking system), và ủng hộ "sự trở lại của công cụ đo lường tài sản trên thế giới tối thượng": vàng.

"Sự nổi dậy của Khilafah: Ngày trở lại của đồng vàng Dinar", tạo thành một câu chào hàng kì lạ cho đồng tiền vàng mới của Nhà nước Hồi giáo. Bao gồm rất nhiều chủ đề khiến "tối tăm mặt mũi", từ tầm quan trọng của vàng như một phương tiện trao đổi đến "sự trỗi dậy đen tối của tiền giấy, ra đời từ ý tưởng ma quỷ của các ngân hàng", tổ chức này lập luận rằng nước Mỹ đã có thể tránh được lạm phát phi mã và duy trì bá quyền quân sự phần lớn nhờ vào hệ thống đô-la dầu mỏ (petrodollar). Nhà nước Hồi giáo hy vọng với sự ra đời của đồng dinar, tất cả dầu sẽ được trả bằng vàng thay vì được định giá bằng đô-la, qua đó "khai án tử đối với tiền giấy áp bức này" và đánh gục nước Mỹ (...to her knees). Các biểu đồ cho thấy cung tiền tăng dần của nước Mỹ và sự phá giá của đồng đô-la là bằng chứng về sự nguy hiểm của việc in tiền. Đoạn video cũng đăng hình các nhà phân tích tài chính ủng hộ vàng. Ngay cả Ron Paul, một cựu ứng cử viên tổng thống theo trường phái tự do chủ nghĩa, xuất hiện và lên cáo lạm phát như kẻ cắp.

Kế hoạch này của Nhà nước Hồi giáo có ba vấn đề gần như hiển nhiên. Đầu tiên, đồng tiền có màu vàng của nó không khác gì các phiên bản khác của tiêu chuẩn vàng. Giá trị của đồng Dinar sẽ được quyết định bởi cung và cầu đối với vàng, phơi bày nó trước những rủi ro biến động giá vàng. Một sự sụt giảm cung vàng sẽ như một chính sách thắt chặt tiền tệ; và có thể gây ra suy thoái. Thứ hai, một đồng tiền do một tổ chức khủng bố chống lưng hiển nhiên có vấn đề về độ tin cậy: bên cạnh thực tế rằng nó không thể được kinh doanh hợp pháp, rất ít người có lẽ sẽ sử dụng đồng tiền này để mua bán dầu nếu nó chỉ có sẵn ở dạng đồng xu, hoặc các hình thức khác mà dựa vào lòng tin đối với Nhà nước Hồi giáo.

Cuối cùng, để kết thúc hệ thống đô-la dầu mỏ đòi hỏi tổ chức Nhà nước Hồi giáo đầu tiên phải nắm giữ một lượng sản xuất dầu lớn hơn nhiều ở Trung Đông và sau đó thuyết phục các nước đồng ý mua bán với tổ chức này. Ngay cả khi Nhà nước Hồi giáo đã thành công trong việc trở thành một nước xuất khẩu dầu lớn, sức mạnh của đồng USD còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác chứ không chỉ là việc sử dụng nó trong buôn bán dầu mỏ. Chủ nghĩa tư bản Mỹ có vẻ sẽ vẫn an toàn trong một khoảng thời gian sắp tới.

Đoàn Khải
The Economist

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc