Vì sao Scotland tiến hành cải cách ruộng đất?

Northern Constabulary Pipe Band playing at Aldourie Castle - Loch Ness Scotland. Photo courtesy Dave Conner.

Ngày 22 tháng 6, Dự luật Cải cách ruộng đất ở Scotland được công bố đã được hưởng ứng bằng cả những niềm hân hoan xen lẫn giận dữ. Dựa trên ý tưởng của Đảng Dân tộc Scotland (SNP) đang cầm quyền, dự thảo này đề xuất thay đổi nhiều khía cạnh của cuộc sống nông thôn ở Scotland, từ việc lựa chọn hươu để thịt cho đến quản lý các lô đất chung. Nhưng nổi bật nhất là đề xuất cho phép các nhóm cộng đồng được quyền buộc các chủ sở hữu tư nhân phải bán lô đất của họ nếu cản trở "sự phát triển bền vững". Đây là thuật ngữ mà dự luật không muốn định nghĩa rõ ràng. Trong khi các nhà cải cách ruộng đất ca ngợi đây như là bước đầu tiên của việc sửa lại những bất công từ hàng thế kỷ qua, các chủ đất lại giận dữ. William Astor, người sở hữu một phần hòn đảo Jura, ngoài khơi bờ biển phía tây của Scotland (và là cha dượng của vợ của David Cameron, Thủ tướng Vương quốc Anh), đã mô tả đề xuất này như một biện pháp chiếm đoạt đất đai theo kiểu Robert Mugabe, thừa nhận xu hướng của nhà lãnh đạo Zimbabwe tịch thu đất đai của nông dân da trắng và chia cho những người da đen ủng hộ ông. Khi mà trên 80% người dân Scotland sinh sống ở các khu vực đô thị và hầu như không muốn phát triển vùng đất mưa nhiều (rain-swept) này của Scotland, vì sao chính phủ lại tiến hành một bước đi gây nhiều tranh cãi như vậy?

Lý do chính bởi vì cải cách ruộng đất là vấn đề chính trị mạnh mẽ ở Scotland. Ở những nơi khác ở Vương quốc Anh, điều từng là sự nghiệp vĩ đại này của những người cánh hữu có lẽ đã bị lãng quên (mặc dù một số người sẽ muốn nhắc lại; như Andy Burnham, phát ngôn viên về y tế của phe đối lập, bao gồm cả thuế giá trị đất trong bản tuyên ngôn của mình khi lần gần đây nhất đại diện cho Ban lãnh đạo Đảng Lao động năm 2010). Nhưng đây vẫn là vấn đề gây nhiều cảm xúc ở Scotland. Điều này một phần là do quyền sở hữu đất đai ở Scotland quá tập trung: ước tính chưa đến 450 chủ đất sở hữu một nửa diện tích đất tư nhân ở Scotland. Nhưng cũng một phần bởi cách mà nhiều chủ đất Scotland đã cư xử trong quá khứ. Sự dọn quang cao nguyên vào thế kỉ XVIII và XIX, khi các chủ đất đôi khi tàn nhẫn đuổi tá điền để nhường chỗ cho cừu, thường được trích dẫn khi vấn đề cải cách ruộng đất được thảo luận. Các nghị sĩ của Đảng Dân tộc Scotland đã dứt khoát viện dẫn điều này để bảo vệ dự luật.

Các phương pháp phân chia lại đất đai - bằng cách “ép bán” – do đó là một động thái chủ nghĩa dân túy mạnh mẽ. Mặc dù dự luật có thể ảnh hưởng đến cả các trang trại nhỏ cũng như những bất động sản lớn, nhiều phản đối kịch liệt chủ yếu đến từ những người quý ông giàu có nói giọng Anh, điều có lẽ chỉ càng góp phần cho biện hộ của Đảng Dân tộc Scotland. Có nhiều cách khuyến khích ít ép buộc hơn để phân chia lại đất đai, như cắt giảm trợ cấp cho nông nghiệp và năng lượng tái tạo, hoặc áp đặt thuế giá trị đất. Dự luật này thực sự có giảm một số quyền lợi của chủ đất, ví dụ, áp dụng lại mức thuế kinh doanh đối với các khu bắn súng và thể thao vốn đã được bãi bỏ vào năm 1994. Nhưng coi thường quyền tài sản và nguyên tắc quyền sở hữu bằng việc “ép bán” dường như là một cách tiếp cận rủi ro, có thể gây nguy hiểm cho đầu tư, sự sẵn sàng cho vay thế chấp, và giá trị đất.

Cho đến khi chính phủ liệt kê rõ ràng các chi tiết của luật này – cụ thể là loại hình phát triển bền vững nào các chủ đất phải thực hiện để bảo vệ tài sản của mình khỏi bị “buộc phải bán” - rất khó để đánh giá những tác động của luật này ra sao. Năm 2013, Đảng Dân tộc Scotland cho biết họ nhắm mục tiêu tang gấp đôi diện tích đất thuộc quyền sở hữu của cộng đồng lên 1 triệu mẫu Anh vào năm 2020. Tuy nhiên, về mặt chính trị, có thể thấy những lợi ích là rất rõ ràng. Một bộ luật sẽ buộc chủ đất phải từ bỏ đất đai cho "điều tốt đẹp hơn" sẽ có vẻ như là thắng lợi đối với một đảng tự cho mình là tiến bộ, dù đảng này đã do dự trong việc chi tiêu cho giáo dục và y tế.

Đoàn Khải
The Economist

Tags: economics

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc