Thụy Sĩ sẽ là nước đầu tiên trả lương cho toàn dân?

shared from Giang Le.
-----
Mấy hôm nay báo chí rộ lên tin Thụy Sỹ sẽ bỏ phiếu cho một chính sách trợ cấp 2500 franc cho mỗi công dân bất kể họ có thu nhập hay không. Xin làm rõ thêm 2 điểm.

Thứ nhất, ý tưởng guaranteed/unconditional basic income (UBI) này không phải mới. Cuối năm ngoái Phần Lan đã đưa ra kế hoạch áp dụng (800 EUR/người) và một số nơi (vd Hà Lan) đã từng thử nghiệm. Trên thực tế UBI là một hình thức social security tối giản vì nó unconditional. Phe ủng hộ lập luận rằng nếu không còn ai phải lo nghĩ đến nhu cầu sống tối thiểu (thực phẩm, nhà ở) thì họ sẽ dễ dàng "take risk" hơn trong kinh doanh hay ngay cả trong công việc làm thuê (làm trái ý sếp, bỏ việc...). UBI sẽ giảm bớt tội phạm cũng như inequality trong xã hội. Trên thực tế UBI có thể không quá tốn kém (cho budget) nếu nó thay thế hoàn toàn những hình thức trợ cấp xã hội khác (thường kém hiệu quả). Tính hiệu quả của UBI là lý do có những nhà kinh tế cực hữu như Hayek cũng ủng hộ chính sách có vẻ rất socialist này.

Vấn đề thứ hai quan trọng hơn, cuộc bỏ phiếu sắp tới của Thụy Sỹ chính xác ra là một cuộc trưng cầu dân ý (referendum). Hệ thống chính trị của nước này theo mô hình "direct democracy", nghĩa là rất nhiều chính sách do người dân quyết định trực tiếp chứ không phó thác cho đại biểu của mình (các chính trị gia). Bất kỳ một ý tưởng chính sách nào nếu có trên 100 ngàn chữ ký ủng hộ đều được tổ chức referendum và chính quyền bắt buộc phải thi hành kết quả của cuộc referendum đó. Hệ thống chính trị này có những ưu khuyết điểm so với indirect democracy của hầu hết các nước khác trên thế giới. Ưu điểm lớn nhất là nó tạo ra thêm một cơ chế cho phép người dân có thể phế bỏ hoặc đưa ra một chính sách trái với quan điểm của các chính trị gia. Còn khuyết điểm quan trọng là nhiều khi xã hội phải tốn tiền bạc và thời gian với những ý tưởng dở hơi, kiểu như đòi quay về chế độ bản vị vàng hay đặt trần lương của các CEO.

-----
updated, shared from Đỗ Ngọc Kiên.

Với một ngân sách cho trước, unconditional cash transfer (UCT) là một thiết kế chính sách gần như là ít tốn kém nhất, kể cả ở dạng sunk cost lẫn efficiency do các méo mó từ thay đổi hành vi gây ra.

Phần chi phí lớn nhất của nó có lẽ nằm ở mean-test: Người cung cấp cần phải xác định Ai là người nhận được các benefits này. Bằng việc cung cấp UCT cho toàn dân (universal), Thụy Sỹ bỏ qua luôn chi phí tiến hành mean-test này [Có thực sự cần hỗ trợ không].

Tuy nhiên universal làm phát sinh chi phí: Trong khi nó cover tất cả những người cần thì nó phải chi trả cho cả những người không cần. Chi phí này hầu như đều được giả định lớn hơn chi phí thực hành mean-test dưới rất nhiều hình thức. Nếu lập luận rằng 2450$ là mức đủ cho sinh kế của tất cả người dân, điều ấy có nghĩa là nếu những người giàu KHÔNG nhận được benefits này thì có thể nhiều tiền hơn sẽ được cung cấp dưới dạng UCT cho người nghèo, hoặc có thể dưới muôn vàn các dạng khác.

Mỗi đồng ngân sách thu về đều có chi phí cận biên (Marginal cost of public funds) và mỗi đồng ngân sách chi ra cũng thế. Các nhà kinh tế thụy sỹ hoàn toàn có thể căn cứ vào đồ thị phân phối thu nhập để thiết kế một chính sách phúc lợi tốt hơn, ủng hộ người nghèo (pro-poor) hơn, thay vì thiết kế một chính sách chưa biết sẽ làm méo mó các động cơ đối với cung lao động như thế nào. Đấy là chưa kể chi phí của việc reform chính sách sẽ không phải là nhỏ, vì đấy không phải là policy design.

Những điều này không phải để nói Thụy sỹ không thể làm được, chỉ có điều làm như thế là cắt bớt sinh kế của người nghèo. Và CNXH thì không như vậy.

13 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc