Nhật Bản và nền chính trị tiền bạc: Một tướng quân trơ tráo

Nhật Bản trìu mến nhớ về một cựu thủ tướng đầy bê bối tham nhũng.

Đó là câu nói yêu thích của cố Thủ tướng Nhật Bản Kakuei Tanaka, khi
ông giành được công việc đầu tiên trong Nội các vào năm 1957 bằng việc tặng Thủ tướng khi đó, ông Nobusuke Kishi, một chiếc ba lô nhỏ ních đầy ba triệu yên (tương đương 70.000 USD ngày nay). Khi Tanaka càng leo cao trong những nấc thang chính trị ở Nhật Bản, những khoản hối lộ của ông cũng lớn dần: rốt cuộc ông buộc phải cần đến những chiếc vali lớn. Hai năm sau khi từ chức thủ tướng vào năm 1974 do các cáo buộc giao dịch tài sản khả nghi, ông bị bắt vì đã bỏ túi 1,8 triệu USD tiền hối lộ (tương đương 8,7 triệu USD ngày nay) từ tập đoàn chế tạo máy bay Lockheed Martin của Mỹ, một nhà thầu quốc phòng.

Bốn mươi năm trôi qua, Nhật Bản giờ đây đang chìm trong hoài niệm về Kaku-san, cách người dân trìu mến gọi ông. Một loạt các cuốn sách và bài báo gần đây đều tung hô ông. Trong cuốn "Genius" được xuất bản vào năm nay, một cuốn sách bán chạy nhất về Tanaka được viết ở ngôi thứ nhất, như thể ông vẫn còn sống và ban phát các hợp đồng xây dựng, Shintaro Ishihara--một chính trị gia cánh hữu đã nghỉ hưu và là cựu thị trưởng Tokyo--cho rằng các chính trị gia ngày nay không có được đẳng cấp như ông ấy. Những người khác khen ngợi khả năng hòa hợp với mọi người và năng lực giải quyết công việc của ông: mọi người gọi ông là "chiếc xe ủi đất với một máy tính". Một biên tập viên của một trong những tờ báo nhỏ ở Nhật Bản, người đã viết nhiều bài báo ca ngợi Kaku-san, tin rằng nếu ông vẫn còn sống, độc giả chắc chắn sẽ bỏ phiếu cho ông.

Sự cuồng nhiệt dành cho một chính trị gia tham nhũng và đã chết từ lâu này nói lên điều gì về Nhật Bản ngày nay? Đó là sự thất vọng hoàn toàn của công chúng Nhật Bản đối với nền chính trị quá kín kẽ và các chính trị gia nhạt nhẽo. Giới lãnh đạo hiện nay "vô vị như nước cất", tác giả Eiji Oshita viết.

Điều này còn cho thấy một sự chán nản của công chúng đối với thủ tướng đương nhiệm, ông Shinzo Abe--cháu trai của cố thủ tướng Kishi--và không giống như Kaku-san thường phải cố gắng để gần gũi với người dân. Akira Nakano, một doanh nhân 87 tuổi đến từ Tokyo, người gần đây đã mua cuốn sách của Ishihara, nói rằng dù ông không thích ông Abe nhưng không có đối thủ nào khả dĩ hơn để bỏ phiếu cho.

Sự cuồng nhiệt này cũng cho thấy rằng người Nhật Bản có sự khoan dung khó hiểu với những vụ bê bối hối lộ, nhất là những vụ có liên quan đến các chính trị gia nổi tiếng. Tờ Jitsuwa Bunka Taboo, được mọi người biết đến chủ yếu là những bức ảnh khỏa thân và các tin tức về xã hội đen, là một trong số ít các ấn phẩm đưa tin về sự tham nhũng của Kaku-san. Trong tất cả những chính trị gia tham lam và dùng mánh khóe để lôi kéo người ủng hộ, Tanaka là kẻ tồi tệ nhất, tờ báo viết. Nhưng quan điểm của tác giả Ishihara lại được biết đến nhiều hơn: đó là cách nền chính trị khi đó vận hành, và Kaku-san là chính trị gia thành công nhất. Có lẽ chẳng mấy ai muốn sống vào những thời như vậy, nhưng nhiều người dân lại hoài niệm về chúng và cả những nhân vật được hình thành vào các thời đó.

Minh Thu
The Economist

2 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc