Mô hình tài chính vi mô trên điện thoại di động: Yêu cầu chuyển tiền

Tiền ơi, hiện ra. Photo credit: Michael Pollak.

Mô hình cho vay vi mô có lẽ sẽ hiệu quả hơn nếu hai bên không quá “tình thân mến thân”.

Vay một món tiền nhỏ dễ hơn nhiều so với vay ngân hàng. Nhưng ở phía đông châu Phi, nhiều người đang được tiếp cận với một nguồn tín dụng còn dễ dàng hơn thế nhiều. Chỉ bằng vài thao tác trên điện thoại, bạn sẽ nhận được một khoản vay ngắn hạn, được gửi gần như ngay lập tức qua một tài khoản điện tử . Nhà kinh tế học phát triển Dean Karlan tại Đại học Yale cho biết, sự phát triển này vừa hấp dẫn vừa khiến người ta dè chừng.

Các loại ví điện tử như M-PESA và Tigo Cash đã thay đổi hoàn toàn mô hình tài chính vi mô. Ở các quốc gia châu Phi, nơi hình thức này đang rất phổ biến, những người cho vay cỡ nhỏ không còn cần phải đi giao và thu cả núi tiền mặt -- một nhiệm vụ thường rất phiền hà và nguy hiểm. Quỹ VisionFund, thuộc tổ chức từ thiện World Vision International, đã chuyển 95% các khoản vay ở Kenya và 98% các khoản vay ở Tanzania qua ví điện tử.

Hiện nay, các nhà khai thác mạng di động và các đối tác tài chính của họ đang đua nhau mở ra hình thức cho vay này. Tập đoàn công nghiệp GSMA cho biết có tới 45 dịch vụ tín dụng điện tử đang hoạt động trong tháng 12 năm 2015, 4/5 số đó đều ở các nước châu Phi hạ Sahara. Một số dịch vụ đang phát triển rất nhanh chóng: M-PAWA, một dịch vụ tiết-kiệm-và-cho-vay trên điện thoại di động ở Tanzania, đã đạt 1 triệu khách hàng chỉ trong vòng năm tháng.

Các mạng di động này hiếm khi cạnh tranh trực tiếp với những người cho vay vi mô. Vì hầu hết các khoản vay đó ở quy mô rất nhỏ -- đúng hơn là siêu nhỏ -- và phải được hoàn trả trong một hoặc hai tháng. Các nhà mạng này mạnh nhất ở châu Phi, nơi thường rất hiếm những người cho vay vi mô. Tuy nhiên, giờ đây một số nhà mạng đang cung cấp các khoản vay lớn hơn và dài hạn hơn. Hình thức thanh toán trên điện thoại di động cũng đang lan rộng: nó đã thành công ngay cả ở Bangladesh, nơi khai sinh ra hình thức cho vay vi mô.

Mike Gama-Lobo của FINCA (Tổ chức quốc tế phi lợi nhuận về Hỗ trợ Cộng đồng), và là người tiên phong trong phong trào tài chính vi mô, rất hào hứng trước khả năng kết hợp hoạt động thanh toán trên điện thoại di động với hoạt động cho vay vi mô truyền thống. Các nhà khai thác mạng điện thoại di động thu được nhiều thông tin về khách hàng của mình nhờ lịch sử cuộc gọi trên điện thoại, cũng như lịch sử giao dịch trong ví điện tử của họ. FINCA và các tổ chức khác đang cố gắng sử dụng những dữ liệu trên để phân loại khách hàng tiềm năng.

Mô hình cho vay vi mô cho ta thấy người dân quê và những người sống trong các khu ổ chuột rất giỏi đánh giá khả năng tài chính của nhau. Nhưng chiếc điện thoại mới lại là thứ hiểu họ rõ hơn. Và chẳng ai phao tin nói xấu điện thoại bao giờ.

Phương Anh
The Economist


Tags: economics

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc