Phong cách làm việc tại Nhật Bản: Làm việc quá sức

Photo courtesy Evan Blaser.

Một báo cáo gần đây cho thấy Nhật Bản đang rất cần cải cách trong lĩnh vực lao động.

Tối muộn, những nam nhân viên văn phòng Nhật vẫn mặc nguyên bộ vest đen, ăn nhậu tưng bừng trên những con phố ở quận Shimbashi, thủ đô Tokyo. Không còn sơ vin, cà vạt xộc xệch, uống rượu như nước lã, họ bước loạng choạng một hồi trước khi tìm được đường về đến nhà, hoặc ghé vào một cửa hàng tiện lợi để mua một chiếc áo mới rồi quay trở lại văn phòng luôn.

Có một cách vô hại để giải tỏa áp lực này: karoshi, hay tự tử vì làm việc quá sức, là giải pháp ít người lưu tâm đến và tới nay thì càng bị phớt lờ. Tháng này, chính phủ đã công bố bản báo cáo đầu tiền về mức độ trầm trọng của karoshi. Báo cáo cho thấy gần một phần tư trong tổng số các công ty được khảo sát có nhân viên làm tăng ca hơn 80 giờ mỗi tháng. Trong đó, lượng các công ty có nhân viên làm tăng ca lên đến 100 giờ/ tháng chiếm 12%. Những con số trên là chưa đủ để đánh giá đúng vấn đề; chưa đến một phần năm trong tổng số 10.000 công ty được liên hệ có phản hồi (một mức bình thường), nhưng các công ty với số giờ làm thêm khủng khiếp hơn lại không tham gia khảo sát này.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi có đến 93 người đã tự tử hoặc có ý định tự tử vì làm việc quá sức trong thời gian từ khi khảo sát đến cuối tháng 3 năm 2015. Đây là những trường hợp đã được Chính phủ công khai bồi thường cho gia đình; các nhà hoạt động ngăn ngừa karoshi thì cho rằng số tiền ấy là quá ít. Nhiều nhân viên khác đột tử vì đau tim hoặc đột quỵ do làm việc trong thời gian dài. Trường hợp tiêu biểu mới nhất là vụ một nữ nhân viên 24 tuổi, làm việc cho gã khổng lồ Dentsu trong ngành quảng cáo của Nhật Bản, đã tự tử hồi tháng 12.

Trong những năm gần đây, mọi việc đã tốt đẹp hơn đôi chút; ví dụ như giờ làm thêm sẽ được tính lương, nhưng vẫn rất cần những bước tiến xa hơn nữa. Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định việc thay đổi phong cách làm việc tại Nhật Bản là một trong những mục tiêu chính của chương trình cải cách lao động mà ông dự định sẽ thực hiện vào năm tới. Yuriko Koike, Thị trưởng mới của Tokyo, muốn nâng cao sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của người dân thành phố và đã cấm các nhân viên của mình ở lại làm việc quá 8h tối.

Tuy nhiên vẫn rất khó để thay đổi các thói quen làm việc khi mà nền văn hóa này coi thời gian có mặt ở công sở và sự cống hiến hết mình cho công việc quan trọng hơn nhiều so với khả năng làm việc và chất lượng công việc. "Công ty cũng giống như một nhóm lớn. Nếu tôi tan làm sớm tức là người khác sẽ phải gánh vác công việc của tôi và điều ấy khiến tôi cảm thấy tội lỗi ghê gớm," một nhân viên IT 42 tuổi xin được giấu tên chia sẻ. Điều này không có ích gì khi nền dân số với quy mô ngày càng nhỏ và đang già hóa của Nhật Bản đồng nghĩa với tình trạng thiếu lao động. Và tất cả việc làm tăng ca này cũng chẳng mang đến mấy lợi ích cho nền kinh tế, bởi vì (do cách làm việc kém hiệu quả và sự áp dụng công nghệ còn hạn chế) Nhật Bản là một trong những nền kinh tế có năng suất thấp nhất trong OECD, nhóm các quốc gia có nền kinh tế phát triển, khi chỉ tạo ra 39 USD GDP/giờ làm việc, so với 62 USD/giờ làm việc của Mỹ. Vậy nên, sự thật phũ phàng là các nhân viên làm việc tới kiệt sức và đôi khi đến chết lại là cách giải quyết bi thảm mà vô ích.

Lưu Thúy
The Economist

Tags: japan

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc