Chiến đấu với carbon: Bước tiến của gió và mặt trời trong cuộc chiến năng lượng với than

Wisconsin morning. Photo courtesy Anne Marie Peterson.

Năng lượng sạch tăng mạnh, giá than cũng vậy.

Cuộc chiến giữa năng lượng sạch và than ô nhiễm đã bước vào một giai đoạn mới. Theo báo cáo tuần qua của Cơ quan Năng lượng quốc tế, vào năm 2015 lần đầu tiên năng lượng tái tạo đã vượt qua than để trở thành nguồn sinh điện lớn nhất thế giới.

Dù từng có những dự báo bị cho là coi nhẹ vai trò của năng lượng gió và năng lượng mặt trời, Cơ quan Năng lượng quốc tế đã thừa nhận rằng năng lượng tái tạo đang thay đổi cuộc chơi trên thị trường điện. Tính trong năm ngoái, mỗi ngày thế giới có thêm 500.000 tấm pin mặt trời được lắp đặt. Chỉ riêng tại Trung Quốc, nơi chiếm tới 40% trong tổng 153 gigawatt (GW) công suất lắp đặt năng lượng tái tạo trên toàn cầu, cứ mỗi giờ lại có hai tuabin gió được dựng lên. Với các chính sách hiện hành, Cơ quan Năng lượng quốc tế dự báo trong giai đoạn 2015-2021, thế giới sẽ sản xuất thêm được 825GW điện từ năng lượng tái tạo, nhiều hơn 13% so với con số được đưa ra vào năm ngoái.

Nhưng những nhà máy sản xuất ra lượng điện tái tạo đó không phải lúc nào cũng tạo ra điện. Không giống như than, liên tục đốt suốt ngày, các nguồn năng lượng tái tạo là gián đoạn. Nhưng Cơ quan Năng lượng quốc tế dự đoán thị phần của năng lượng tái tạo trong tổng sản lượng điện sẽ tăng từ 21% lên gần 28%. Các chính sách nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu và giảm ô nhiễm không khí là động lực cho cuộc cách mạng năng lượng sạch này, qua đó giúp hạ giá thành của các tấm năng lượng mặt trời và tua bin gió. Cơ quan Năng lượng quốc tế dự đoán Mỹ sẽ vượt Liên minh châu Âu để trở thành thị trường năng lượng tái tạo lớn thứ hai (sau Trung Quốc) trong vài năm tới, nhờ ưu đãi về thuế liên bang cho các nhà sản xuất năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Do nhu cầu điện ở các nước giàu đang giảm, năng lượng tái tạo đang loại bỏ dần các nguồn sinh điện khác trong cuộc đua. Nhưng ở các nước đang phát triển, năng lượng tái tạo vẫn chưa phát triển đủ nhanh để đáp ứng kịp nhu cầu.

Lauri Myllyvirta, một chuyên gia nghiên cứu về năng lượng Trung Quốc ở Tổ chức Greenpeace, nói rằng Cơ quan Năng lượng quốc tế có thể vẫn đang đánh giá thấp "sự tăng trưởng theo cấp số nhân" của năng lượng tái tạo. Ví dụ, số điện năng lượng mặt trời được hòa lưới điện quốc gia của Trung Quốc trong nửa đầu năm 2016 nhiều hơn tổng số của cả năm 2015, chuyên gia này nói.

Tuy nhiên, năng lượng than đá cũng đang cho thấy khả năng phục hồi đáng ngạc nhiên. Đầu năm nay người ta cho rằng là giá nhiệt than sẽ bị giảm sâu vì giảm đầu tư vào các nhà máy điện đốt than mới và nhu cầu dài hạn xuống thấp. Tuy nhiên, kể từ giữa năm, mức giá đã tăng gấp đôi lên 100 USD/tấn. Lý do, lại là Trung Quốc. Chính quyền nước này đã áp đặt các hạn mức lên các công ty khai thác than đang nợ chồng chất để đẩy giá than lên bằng cách chỉ cho phép họ sản xuất 276 ngày/năm. Một phần nhờ đầu cơ tràn lan trên thị trường giao sau của Trung Quốc, các biện pháp này đã có hiệu quả ngoài mong đợi. Đối mặt với mức nhập khẩu tăng đột biến, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu nới lỏng cho ngành than. Tuy nhiên, nếu sự tăng giá vẫn tiếp tục, nó sẽ tạo đà tốt hơn cho các dạng năng lượng xanh: giá than cao hơn sẽ gây tổn hại đối với biên lợi nhuận của các đối thủ “bẩn” khác.

Thanh Hương
The Economist

Tags: work

3 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc