Làn sóng toàn cầu hóa thứ ba có lẽ là làn sóng dữ dội nhất

Sailing from Dublin Port. Photo courtesy William Murphy.

Kinh tế toàn cầu trong quá khứ và tương lai: Trước tiên là tự do trao đổi hàng hóa, sau đó sẽ đến tự do trao đổi thông tin. Nhưng đà này có thể sẽ dừng lại ở việc tự do trao đổi con người.

Bill Clinton từng gọi toàn cầu hóa là "lực đẩy kinh tế tương đương với lực
tự nhiên, giống như gió và nước". Nó thúc đẩy các quốc gia chuyên môn hóa và trao đổi, khiến các quốc gia giàu có hơn, và thế giới nhỏ hơn. Trong cuốn "The Great Convergence" ("Cuộc hội tụ vĩ đại"), Richard Baldwin, nhà kinh tế học tại Geneva, cho biết thêm một chi tiết quan trọng: như gió và nước, toàn cầu hóa rất mạnh mẽ, nhưng có thể có tính chất hay thay đổi hoặc thậm chí là phá hoại. Trừ khi những khái niệm được yêu thích bắt kịp với thực tế, nếu không các chính trị gia sẽ bị thúc đẩy thực hiện nhiều sai lầm nghiêm trọng.

Trong thế giới mơ ước của một nhà kinh tế học, hàng hóa, thông tin và con người sẽ tự do di chuyển qua mọi biên giới. Thực tế khó khăn phức tạp hơn nhiều, và mọi thứ đều ít tính di động hơn—đến mức tổ tiên loài người bị mắc kẹt trong các nền kinh tế làng xã. Các hạn chế về thương mại đã từng bó buộc cả tiêu thụ và sản xuất, hạn chế cả hai phát triển.

Lý thuyết tổng quát của tác giả Baldwin về toàn cầu hoá là một loạt hành
động tháo dỡ những bó buộc, được thúc đẩy dần dần do chi phí vận chuyển hàng hóa và thông tin từ nơi này sang nơi khác giảm. Từ việc thuần hóa lạc đà khoảng 1.000 năm trước Công nguyên cho đến động cơ hơi nước thương mại đầu tiên vào năm 1712, làn sóng lớn đầu tiên của toàn cầu hóa đã cởi trói cho sản xuất và tiêu thụ. Từ năm 1820, giá cả ở Anh đã được điều chỉnh theo nhu cầu quốc tế, và thực khách ngồi quán nước có thể nhâm nhi trà Trung Quốc pha bằng đường Jamaica.

Mặc dù vận chuyển hàng hóa đã trở nên rẻ hơn, cho đến cuối thế kỷ 20 việc trao đổi thông tin vẫn rất đắt đỏ. Tác giả Baldwin muốn các độc giả trên 50 tuổi nhớ lại những cuộc gọi quốc tế giá 5 USD một phút, hoặc giá gửi chỉ một tài liệu bằng chuyển phát qua đêm là 50 USD. Điều này đã khuyến khích các ngành công nghiệp tụ thành cụm. Các trung tâm về hoạt động kinh tế nổi lên tại các quốc gia hiện giờ chúng ta biết đến với cái tên G7. Trong hình thức toàn cầu hóa này, các nhóm có thông tin và nhân công của quốc gia đấu tranh giành thị phần, và qua quá trình đó trở nên giàu có. Tác giả Baldwin đưa ra so sánh tương tự như hai đội thể thao trao đổi cầu thủ để cải thiện khả năng thi đấu của họ.

Nhưng từ những năm 1990, toàn cầu hóa đã thay đổi hoàn toàn, bởi internet đã loại bỏ chi phí trao đổi thông tin, và thúc đẩy quá trình tháo dỡ bó buộc thứ hai. Hiện nay phối hợp sản xuất quốc tế đã rẻ hơn, nhanh hơn và an toàn hơn, các chuỗi cung ứng đã vượt qua khỏi biên giới và vươn ra toàn thế giới. Một nhà sản xuất máy bay tại Canada có thể điều hành một nhóm các kỹ sư Mexico. Apple có thể kết hợp thiết kế của Mỹ với dây chuyền lắp ráp ở Trung Quốc. Với các sản phẩm được sản xuất ở khắp mọi nơi, ngành thương mại hiện đã không còn trong phạm vi quốc gia.

Tốc độ thay đổi và các công ty giàu có trên thế giới cùng khả năng mới dễ dàng thuê gia công đã loại bỏ các ranh giới cũ xung quanh điều đã biết và tạo ra một cảnh quan thương mại mới đáng lo ngại hơn. Có thời, công nhân nhà máy dệt ở Nam Carolina có độc quyền tiếp cận công nghệ của Mỹ. Mặc dù có vẻ như họ thua trong cạnh tranh với công nhân Mexico, nhưng chính xác hơn là họ phải đối mặt với một đối thủ đáng gờm hơn: Công nhân Mexico đã làm việc hiệu quả hơn bằng bí quyết làm việc của Mỹ.

Tiếp tục bằng lối ví von về thể thao, tác giả Baldwin kể rằng thương mại ngày nay cũng giống như các huấn luyện viên của một đội bóng hàng đầu được phép cung cấp dịch vụ của mình cho các đội yếu hơn. Huấn luyện viên làm giàu từ thị trường nay lớn gấp đôi đối với dịch vụ của mình, trong khi đội mạnh hơn nhận được ngạc nhiên bất ngờ từ đối thủ cạnh tranh mới có kỹ năng tốt. Tác giả cho rằng bất mãn với toàn cầu hóa bắt nguồn một phần từ "ý thức mơ hồ rằng đây không phải là sân chơi cho các đội tuyển quốc gia".

Hành động xoa dịu cử tri bằng cách tăng thuế là cách giải quyết vấn đề toàn cầu hóa của thế kỷ 21 bằng các công cụ vốn thích hợp hơn cho thế kỷ 20 (hoặc thậm chí là thế kỷ 19). Với thế giới mới của các chuỗi cung ứng toàn cầu, việc đánh thuế bảo hộ chẳng khác nào dựng một bức tường ở giữa nhà máy. Các chính sách thế kỷ 21 mà tác giả Baldwin đề xuất bao gồm việc thiết lập quy tắc và tiêu chuẩn chung nhằm đảm bảo các công ty cảm thấy an toàn rằng các chuỗi cung ứng của họ sẽ hoạt động. Đây là mục tiêu của các giao dịch thương mại như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, hoặc tư cách thành viên của Vương quốc Anh trong liên minh hải quan của Liên minh châu Âu—hiện đều đang bị đe dọa. Nhưng ông không nói nhiều về vấn đề làm thế nào để làm hài lòng các cử tri bất mãn, để giữ một vài hỗ trợ cho người lao động chứ không giữ việc làm, và một lời kêu gọi mơ hồ về chia sẻ lợi ích giữa người thắng và kẻ thua.

Tác giả Baldwin đầy hy vọng về chính trị của toàn cầu hóa. Viễn cảnh màu hồng của ông về tương lai hình dung rằng toàn cầu hóa sẽ tháo bỏ được mối ràng buộc thứ ba, bởi lao động hiện giờ đã có tính di động nhờ có robot cho phép người ta cung cấp dịch vụ từ xa. Trong một thế giới khác, có lẽ vậy. Lời nói dí dỏm trong kết luận của ông, được viết trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, chứa sức nặng bất ngờ. "Ngay cả tương lai cũng không phải tương lai của ngày xưa."

Quỳnh Anh
The Economist


Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc