Đoạn kết của thế kỷ châu Á

Đoạn kết của thế kỷ châu Á – Michael Auslin – trò chơi chiến lược
Nghiên cứu về sự trỗi dậy của Trung Quốc và vai trò tương lai của Mỹ trong khu vực

bài bình sách của Lucy Hornby,

Khi chúng ta dần quen với ý nghĩ rằng chúng ta đang sống trong "thế kỷ châu Á" thì thời kỳ
này có thể đã kết thúc. Đó là lập luận của Michael Auslin trong "The end of Asian century" (Đoạn kết của thế kỷ châu Á): "Chúng ta đang ở đỉnh điểm của sự thay đổi trong hệ tư tưởng toàn cầu, đi từ việc vui mừng với một châu Á hùng cường đang lớn mạnh sang mối lo ngại về một châu Á suy yếu và nguy hiểm."

Một tác động ban đầu trong nhiệm kỳ Tổng thống của Donald Trump là làm rung chuyển những giả định về vai trò chiến lược của Mỹ tại Châu Á. Thông điệp tối hậu từ cuốn sách này là ủng hộ duy trì sự hiện diện của Mỹ chống lại một Trung Quốc đang mạnh lên. Tuy nhiên đó là sản phẩm của chính quyền Washington trước thời kỳ Trump, khi Obama/Clinton "xoay trục về Châu Á" và Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương là nội dung chủ đạo trong chương trình nghị sự.

Cuốn sách này sẽ cập nhật cho độc giả về lịch sử gần đây: Auslin viết: "Phương Tây chúng ta vẫn chưa hiểu rõ cách toàn cầu hóa đã biến đổi khu vực Châu Á - Thái Bình Dương như thế nào.” Nhưng có rất ít thông tin về cách người châu Á nhìn nhận sự tái khởi của Trung Quốc, sự hiện diện của Mỹ hay tương lai của khu vực. Cuốn sách này là cẩm nang cấp tốc về các nguy cơ ở châu Á, nhưng không xem xét các giải pháp người châu Á có thể đem lại.


Tác giả, một chuyên gia Nhật Bản tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, đã công kích ý kiến cho rằng châu Á (cần hiểu là Trung Quốc) sẽ tiếp tục bùng nổ, và tiến gần tới chiếc vương miện xa vời tên là "lãnh đạo toàn cầu". Nhiều người ở Mỹ tin vào điều này mà không hiểu những hạn chế của Trung Quốc, vì vậy đây là một điểm khởi đầu hữu ích: "Các nhà quan sát phương Tây vào những năm 1980 cho rằng Nhật Bản sẽ tiếp tục phát triển mãi mãi; một giả định tương tự vẫn còn chiếm ưu thế trong nhiều cuộc thảo luận của Trung Quốc", ông nói. Điều tương tự vẫn tồn tại đối với các học giả và nhà hoạch định chính sách Trung Quốc, những người lo lắng về chi phí trong tương lai của hàng loạt bong bóng tài sản của Trung Quốc.

Sự tăng trưởng ngoạn mục của Trung Quốc thật sự đang chậm lại, nhưng Auslin không nghiên cứu sâu về hướng đi của tình trạng này. Về mặt lịch sử, khi Trung Quốc ở trong tình trạng hòa bình, quy mô nền kinh tế của nước này hút các quốc gia xung quanh vào quỹ đạo của nó. Campuchia và Lào nằm dưới sự điều khiển của Bắc Kinh; Mông Cổ, Myanmar, Thái Lan và Triều Tiên phải vật lộn chống lại lực hấp dẫn của Trung Quốc.

Trớ trêu thay, tốc độ chậm lại của Trung Quốc cũng gây ra nhiều vấn đề cho khu vực. Nợ từ các dự án “voi trắng” [hàm ý không hiệu quả] và dự án cơ sở hạ tầng dẫn tới một thị trường ngày càng thu hẹp, cộng với việc tầng lớp thượng lưu thân Trung Quốc tham nhũng, có thể gây ra bất mãn với đám đông.

Kịch bản này có thể cám dỗ Trung Quốc can thiệp vào nước ngoài, và sự hài hòa dân tộc có thể trở thành căng thẳng sắc tộc. Rồi còn có sự ủng hộ trào lưu chính thống Trung Đông trong các cộng đồng Hồi giáo đa dạng ở châu Á.

Tác giả Auslin quen thuộc hơn với cuộc chạy đua vũ trang xung quanh Biển Đông, điều dẫn đến đề xuất về "các tam giác đồng tâm" của liên minh Mỹ để đối phó với Trung Quốc. Tuy nhiên, do tập trung vào các điểm sáng tiềm năng, tác giả đánh giá thấp mức độ quan hệ đa chiều Trung-Mỹ đã mang lại trạng thái thăng bằng tạo điều kiện cho "sự trỗi dậy hòa bình" của Trung Quốc.

Auslin than phiền rằng châu Á thiếu một "kiến trúc an ninh", chủ đề chiếm phần lớn thời gian cuộc họp an ninh gần đây ở Bắc Kinh. Khi các đại biểu Trung Quốc nhấn mạnh, NATO ở Châu Âu được thành lập với một kẻ thù chung trong đầu. Liệu Trung Quốc có là kẻ thù của một NATO châu Á? Tầm quan trọng của Trung Quốc khiến điều này trở thành điều không mong muốn đối với mọi quốc gia châu Á và các nhóm lợi ích Mỹ.

Thay vì các đường phân chia rõ ràng đồng minh và kẻ thù, chiến lược ở châu Á liên quan đến các mạng lưới mối quan hệ, cho phép thường xuyên điều chỉnh lại dựa trên các thế mạnh và điểm yếu tương đối. Ví dụ như cờ vây, một trò chơi trong đó chiến lược sắp xếp quân cờ có thể khiến người thắng đột nhiên lật lại thế cờ.

Trung Quốc đang chiếm ưu thế trên Biển Đông và thăm dò thái độ sẵn sàng bảo vệ Đài Loan của Mỹ, thậm chí nhiều nhà kỹ trị Trung Quốc (và có thể chính bản thân ông Tập Cận Bình) nghi ngờ khả năng của quân đội phô trương đó. Một số khác lại lo ngại rằng việc đầu tư nước ngoài (bao gồm cả Đài Loan) vào Trung Quốc sẽ làm tan biến, sup đổ kinh tế và phương hại đến Trung Quốc. Trong khi đó, nút thắt lớn giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên bị đóng băng bởi chính trị Washington ngăn cản trực tiếp tham gia vào Bình Nhưỡng, một cách tiếp cận có thể thay đổi tình hình.

Sự hiện diện của Mỹ trong khu vực sẽ thúc đẩy hay cản trở thế kỷ châu Á? Washington cần tìm ra những gì người châu Á muốn, và những gì bản thân họ muốn, trước khi đánh mất sự cân bằng.

Quỳnh Anh
Financial Times

The End of the Asian Century: War, Stagnation, and the Risks to the World’s Most Dynamic Region Hardcover – January 10, 2017
by Michael R. Auslin
304 pages. Yale University Press. $19.12

3 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc