Gã hàng xóm lắm tiền

Nguồn: New York Times,

Hữu Hoàng dịch,

Thy Neighbor’s Stash

Gã hàng xóm lắm tiền

 

 

Robert H. Frank, a professor of economics at Cornell University, is an anthropologist of the ultra-rich.

Robert H. Frank là giáo sư kinh tế học tại Đại học Cornell, đồng thời cũng là nhà nhân chủng học chuyên nghiên cứu về tầng lớp siêu giàu.

 

 

His prior books “Luxury Fever” and “The Winner-Take-All Society” have explored how the earning and consuming patterns of the very wealthy affect society at large.

Những cuốn sách trước của ông “Luxury Fever” (tạm dịch "Cơn sốt xa hoa") và “The Winner-Take-All Society” (tạm dịch "Xã hội kẻ-thắng-được-tất-cả") đã khám phá ra cách thu nhập và thói quen tiêu dùng của những người giàu ảnh hưởng đến xã hội chung như thế nào.

 

 

(He’s no relation to fellow pluto-anthropologist Robert Frank of The Wall Street Journal, author of the recent book “Richistan.”)

(Ông không liên quan gì đến nhà "nhân chủng học" Robert Frank của tờ Wall Street Journal -- tác giả của cuốn sách gần đây “Richistan” (tạm dịch "Đất nước của các đại gia"))

 

 

In his new book “Falling Behind: How Rising Inequality Harms the Middle Class,” Professor Frank deftly updates the argument for our current gilded age.

Trong cuốn sách mới của mình “Falling Behind: How Rising Inequality Harms the Middle Class,” ("Bị bỏ lại phía sau: Sự gia tăng bất bình đẳng tác động xấu đến tầng lớp trung lưu như thế nào”) Giáo sư Frank khéo léo cập nhật luận điểm mới cho thời đại vàng son ngày nay của chúng ta.

 

 

The rise of an overclass, he convincingly argues, is indirectly affecting the quality of life of the rest of the population — and not in a good way.

Ông lập luận một cách thuyết phục rằng: Sự gia tăng của tầng lớp siêu giàu gián tiếp tác động đến chất lượng sống của phần còn lại của dân số — và không theo cách tốt đẹp gì.

 

 

Knowing that Steve Schwarzman of the Blackstone Group made almost $400 million last year, or that he spent $3 million last February on his 60th-birthday party (entertainment:

Khi biết rằng Steve Schwarzman, chủ Tập đoàn Blackstone kiếm được gần 400 triệu đô-la vào năm ngoái, hoặc ông ấy chi 3 triệu đô-la vào tháng Hai đầu năm trong bữa tiệc sinh nhật lần thứ 60 của mình (với sự góp mặt giải trí của các ngôi sao hàng đầu như:

 

 

Rod Stewart, Marvin Hamlisch, Martin Short, Patti LaBelle), doesn’t simply make the typical American green with envy, and hence unhappy.

Rod Stewart, Marvin Hamlisch, Martin Short, Patti LaBelle), không nhất thiết sẽ khiến người lao động bình thường của Mỹ ghen tị và do đó cảm thấy buồn rầu khổ sở.

 

 

Rather, Frank argues, the problem is that extreme consumption — at which Schwarzman excels — helps shape norms for the whole society, not just his fellow plutocrats.

Trái lại, theo giáo sư Frank, vấn đề là hành vi tiêu thụ xa xỉ thái quá — điều Schwarzman rất giỏi — góp phần định hình các chuẩn mực cho toàn xã hội, chứ không chỉ là những người bạn siêu giàu cùng đẳng cấp với ông.

 

 

“The mere presence of ... larger mansions, for example, may shift some people’s perceptions about how big a house one can build without seeming overly ostentatious,” Frank writes.

"Ví dụ, sự đơn thuần hiện diện của... một căn biệt thự lớn hơn, có thể thay đổi nhận thức của một số người về độ lớn của một ngôi nhà ai đó có thể xây được mà không quá phô trương.

 

 

That shifting perception combines with the powerful driving force of “relative deprivation.”

Sự thay đổi nhận thức đó kết hợp với động lực mạnh mẽ của “sự thiếu thốn tương đối”, Frank viết.

 

 

When asked whether they’d rather have a 4,000-square-foot house in a neighborhood of 6,000-square-foot McMansions, or a 3,000-square-foot home in a zone of 2,000-square-foot bungalows, most people opt to lord it over their neighbors.

Khi được hỏi liệu họ muốn một ngôi nhà rộng 372 m2 trong một khu phố gồm toàn căn biệt thự 560 m2 hay một ngôi nhà rộng 280 m2 trong một khu phố toàn nhà gỗ rộng 186 m2, hầu hết mọi người đều chọn phương án để nhà mình to đẹp hơn nhà hàng xóm.

 

 

Indirectly, then, Bill Gates’s construction of a 40,000-square-foot house has caused the middle manager in Tacoma to take out a no-money-down mortgage for his 3,500-square-foot faux colonial.

Tương tự vậy, việc xây dựng một căn nhà rộng 3.720 m2 của Bill Gates đã gián tiếp khiến người quản lý cấp trung ở Tacoma cố vay trả góp 100% cho toàn bộ căn nhà 325 m2 của mình.

 

 

Frank urges fellow economists to look at numbers and data in relative terms, not absolute ones.

Frank thúc giục các đồng nghiệp xem xét các con số và dữ liệu theo khía cạnh tương đối, chứ không phải tuyệt đối.

 

 

A Web surfer with a 56K modem today knows, intuitively, that he is better off than he was 20 years ago, when he had to rely on a 1,200-baud modem.

Một người lướt web bằng modem 56K ngày nay biết rằng những gì anh ta có đã tốt hơn 20 năm trước khi anh ta phải dùng một modem 1.200 baud.

 

 

But when everybody else has broadband, that 56K makes you feel like a cyberloser.

Nhưng khi mọi người đều có internet băng thông rộng, chiếc modem 56K đó khiến bạn cảm thấy mình như một kẻ thất bại về công nghệ.

 

 

The desire to avoid such relative deprivation drives consumption in a range of goods, especially those that Frank calls “positional goods” — things like housing and cars, in which differences in quality and size are readily visible.

Mong muốn tránh sự thiếu thốn tương đối thúc đẩy tiêu thụ ở nhiều loại hàng hóa, nhất là những thứ mà Frank gọi là "hàng hóa định vị" —ví dụ như nhà ở và xe hơi, vốn có sự phân cấp rõ ràng về chất lượng và kích cỡ.

 

 

In buying bigger homes, faster computers and more powerful backyard grills, people are driven by the desire to be a part of a community and to keep up with the Joneses.

Khi quyết định mua nhà lớn hơn, máy tính nhanh hơn và lò nướng tốt hơn, mọi người bị thúc đẩy bởi mong muốn trở thành một phần của cộng đồng và chẳng kém cạnh hàng xóm.

 

 

If you happen to live on Park Avenue, it means buying a Monet and a 10,000-square-foot co-op to keep up with the Schwarzmans.

Nếu bạn tình cờ sống trên Park Avenue, nó có nghĩa là bạn phải mua một bức tranh Monet và một căn nhà 930 m2 để theo kịp với nhà Schwarzman.

 

 

Like politics, all relative deprivation is local.

Giống như chính trị, tất cả sự thiếu thốn tương đối đều mang tính địa phương.

 

 

What does this societywide arms race for goods have to do with income inequality?

Cuộc chạy đua mua sắm của toàn xã hội có liên quan gì tới bất bình đẳng thu nhập?

 

 

Frank trots out sobering data.

Frank đưa ra các con số nghiêm trọng.

 

 

Between 1949 and 1979, the rising tide of the American economy lifted all boats more or less equally.

Từ năm 1949 đến năm 1979, sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ khiến thu nhập tăng tương đối bình đẳng.

 

 

In fact, the incomes of the bottom 80 percent grew more rapidly than the incomes of the top 1 percent, and those of the bottom 20 percent grew most rapidly of all.

Trên thực tế, thu nhập của 80% dân số có thu nhập thấp nhất tăng trưởng nhanh hơn thu nhập của 1% dân số có thu nhập cao nhất, và nhóm 20% dân số có thu nhập thấp nhất tăng trưởng nhanh nhất trong tất cả các nhóm.

 

 

But since 1979, gains have flowed disproportionately to top earners.

Nhưng kể từ năm 1979, các lợi ích kinh tế chỉ tập trung vào nhóm người có thu nhập cao nhất.

 

 

In an economy where the wealthy set the norms for consumption and people at every rung strain to maintain the consumption of those just above them, that spells trouble.

Trong một nền kinh tế nơi những người giàu có đặt ra các chuẩn mực mua sắm và người dân ở mọi cấp bậc đều cố gắng duy trì mức tiêu thụ giống như cấp bậc trên gần mình nhất, điều này thật không ổn.

 

 

In today’s arms race, the top 1 percent are armed to the teeth and everybody else is scavenging for ammunition.

Trong cuộc đua mua sắm ngày nay, nhóm 1% hàng đầu được trang bị vũ khí tận răng còn những người khác chỉ mót được vài viên đạn.

 

 

Between 1980 and 2001, Frank notes, the median size of new homes in the United States rose from 1,600 to 2,100 square feet, “despite the fact that the median family’s real income had changed little in the intervening years.”

Frank dẫn chứng: từ năm 1980 đến năm 2001, kích thước trung vị của những ngôi nhà mới ở Mỹ tăng từ 150 m2 lên 195 m2, “dù thu nhập thực tế của gia đình trung vị không thay đổi là bao trong những năm đó”.

 

 

The end result?

Kết quả cuối cùng là gì?

 

 

Frank methodically presents data showing that the typical American now works more, saves less, commutes longer and borrows more to maintain what he or she views as an appropriate standard of living.

Frank, một cách có phương pháp, trình bày các dữ liệu cho thấy người Mỹ tiêu biểu hiện nay làm việc nhiều hơn, tiết kiệm ít hơn, đi lại lâu hơn và vay mượn nhiều hơn để duy trì những gì họ xem là tiêu chuẩn sống phù hợp.

 

 

Oh, and it’s getting worse.

Và điều này ngày càng tồi tệ.

 

 

Frank notes that “many of the forces that have been causing inequality to grow seem to be gathering steam.”

Frank lưu ý rằng "nhiều yếu tố dẫn tới gia tăng bất bình đẳng dường như đang mạnh lên"

 

 

Because the gains have been so lopsided — the richest 1 percent have seen their share of national income rise from 8.2 percent in 1980 to 17.4 percent in 2005 — even the merely rich are having to overextend themselves just to keep up.

Do lợi ích kinh tế quá chênh lệch — tỷ trọng trong tăng trưởng kinh tế quốc gia của nhóm 1% giàu nhất tăng từ 8,2% năm 1980 lên 17,4% năm 2005 — những người hơi phong lưu cũng phải căng mình chỉ để bắt kịp.

 

 

“As incomes continue to grow at the top and stagnate elsewhere, we will see even more of our national income devoted to luxury goods, the main effect of which will be to raise the bar that defines what counts as luxury.”

"Khi thu nhập tiếp tục tăng ở tầng lớp cao nhất và trì trệ ở nơi khác, chúng ta sẽ thấy càng nhiều phần trong thu nhập quốc gia dùng để chi tiêu cho các mặt hàng xa xỉ, tác động chính của việc này là nâng cao các tiêu chí định nghĩa sự sang trọng".

 

 

One can already imagine the enormous mounds of osetra caviar being harvested for Steve Schwarzman’s 65th-birthday party.

Ngay lúc này, người ta có thể hình dung ra những miếng trứng cá tầm khổng lồ đang được thu hoạch cho bữa tiệc sinh nhật lần thứ 65 của Steve Schwarzman.

 

 

Frank’s elegant solution?

Giải pháp của Giáo sư Frank là gì?

 

 

A progressive consumption tax that would discourage those at the top from spending more, thus lowering the bar.

Thuế tiêu dùng lũy tiến sẽ ngăn cản nhóm người giàu nhất chi tiêu nhiều hơn, nhờ đó hạ thấp tiêu chí sang trọng.

 

 

Frank is the rare economist with a gift for irony.

Frank là một trong những nhà kinh tế hiếm hoi có biệt tài châm biếm.

 

 

And economic ironies abound in “The Economic Naturalist,” a collection of nuggets culled from an assignment Frank gives to introductory economics students at Cornell: in 500 words or less, “pose and answer an interesting question about some pattern of events or behavior that you personally have observed.”

Và những chuyện châm biếm kinh tế không thiếu trong cuốn “Nhà tự nhiên học trong kinh tế”, một tập hợp các ví dụ kinh điển được chọn lọc từ bài tập Frank giao cho các sinh viên mới theo học ngành kinh tế tại đại học Cornell: chỉ dưới 500 từ, “hãy đặt và trả lời một câu hỏi thú vị về một vài mẫu hình sự kiện hoặc hành vi mà bạn quan sát được. ”

 

 

Frank sees this homework as part of an effort to bring more narrative into the teaching of economics and to make intimidated students realize they may already possess a rudimentary grasp of the dismal science.

Frank coi bài tập này như một phần nỗ lực mang nhiều ví dụ thực tế hơn vào việc giảng dạy kinh tế, đồng thời giúp các sinh viên "ngơ ngác" nhận ra rằng họ vốn đã nắm được cơ bản môn "khoa học ảm đạm".

 

 

Of course, it’s also a brilliant economic model.

Tất nhiên, đây cũng là cách làm kinh tế thông minh.

 

 

Kids pay tuition to take his courses, he’s paid to teach them, and then they provide material for a charming book.

Sinh viên phải trả học phí để theo học, Frank được trả tiền để dạy họ, và sau đó sinh viên cung cấp tư liệu cho một cuốn sách hấp dẫn.

 

 

In “The Economic Naturalist,” Frank’s students, with a writing assist from their professor, explain why a $20,000 car rents for $40 a day but a $500 tuxedo rents for $90 a day.

Trong cuốn “Nhà tự nhiên học trong kinh tế”, với sự hỗ trợ học thuật từ Frank, các sinh viên giải thích lý do vì sao một chiếc xe hơi trị giá 20.000 đô-la có giá thuê 40 đô-la một ngày, trong khi một bộ tuxedo giá 500 đô-la lại có giá thuê 90 đô-la một ngày.

 

 

(Among other things, it has to do with the need for tuxedo shops to maintain a large inventory of different sizes.)

(Ngoài các yếu tố khác, việc này cần thiết để cửa hàng tuxedo có thể duy trì một lượng lớn quần áo có kích cỡ khác nhau trong kho.)

 

 

Or why fast-food restaurants promise a free meal if customers don’t get a receipt.

Hoặc vì sao các cửa hàng đồ ăn nhanh cam kết tặng bữa ăn miễn phí nếu khách hàng không lấy biên lai.

 

 

(It’s to deter theft by cashiers.)

(Việc này để ngăn chặn hành vi trộm cắp của nhân viên thu ngân).

 

 

By design, the answers are more intuitive than empirical.

Theo thiết kế, các câu trả lời mang tính trực giác hơn là thực nghiệm.

 

 

And the reasoning often strays beyond economics.

Và việc diễn giải nguyên nhân thường vượt ra ngoài phạm vi kinh tế học.

 

 

Why do women’s clothes button from the left and men’s button from the right?

Vì sao khuy áo của phụ nữ cài từ bên trái còn của nam giới lại từ bên phải?

 

 

Because when buttons first appeared on clothes for the rich in the 17th century, men dressed themselves while women were dressed by servants.

Bởi vì khi các khuy đầu tiên xuất hiện trên áo cho những người giàu có trong thế kỷ 17, đàn ông tự mặc trong khi phụ nữ được người hầu mặc giúp.

 

 

There are dozens more examples in this book, which can be returned to again and again like one of those all-you-can-eat buffets.

Có hàng chục ví dụ nữa trong cuốn sách này, có thể đọc đi đọc lại mà không chán như một trong các món của buffet tự chọn.

 

 

(I looked in vain for an answer as to why restaurants charge less for all-you-can-eat buffets than for à la carte meals served at the same time.)

(Tôi cũng không rõ vì sao các nhà hàng tính ít tiền hơn cho các bữa buffet tự chọn so với các bữa ăn gọi món trong cùng thời điểm).

 

 

Occasionally, however, Frank succumbs to excessive calculation.

Tuy nhiên, đôi chỗ trong cuốn sách, Frank lại dùng đến quá nhiều tính toán.

 

 

You don’t need a degree in economics to know that bars give away peanuts and sell water because peanuts are very salty and make people thirsty.

Bạn không cần bằng cấp kinh tế để biết rằng các quán bar cho miễn phí đậu phộng và bán nước bởi vì đậu phộng rất mặn và làm cho mọi người khát.

 

 

The consumption arms race that Frank plumbs in “Falling Behind” reappears in “The Economic Naturalist.”

Cuộc đua mua sắm mà Frank nêu trong cuốn “Bị bỏ lại phía sau” xuất hiện lại trong cuốn “Nhà tự nhiên học trong kinh tế”.

 

 

“If women could decide collectively what kind of shoes to wear, all might agree to forgo high heels,” he writes.

"Nếu mọi phụ nữ có thể cùng quyết định một loại giày để đi, có lẽ tất cả đều đồng ý bỏ giày cao gót", ông viết.

 

 

“But because any individual can gain advantage by wearing them, such an agreement might be hard to maintain.”

“Nhưng do bất kỳ ai cũng có thể đạt được lợi thế về chiều cao hơn người khác bằng cách đi giày cao gót, một thỏa thuận như vậy rất khó duy trì.”

 

 

And why do Frank’s humanities colleagues across Cornell’s idyllic quad, who are supposed to be good at writing, use so much jargon?

Và vì sao các đồng nghiệp của Frank trong khuôn viên bình dị của trường đại học Cornell, những người được cho là giỏi viết, lại sử dụng rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành?

 

 

It’s an arms race of erudition.

Đó là cuộc đua thể hiện học vấn uyên bác.

 

 

Taken together, these books, which richly deserve a broad audience, show how an academic economist with wide interests, a gift for anecdote and an open mind can be a highly effective teacher and citizen.

Kết hợp với nhau, hai cuốn sách này rất phù hợp với độc giả đại chúng, cho thấy một nhà kinh tế học hàn lâm với hiểu biết sâu rộng, có biệt tài về các giai thoại và tinh thần cởi mở có thể trở thành một thầy giáo và một công dân có ảnh hưởng sâu sắc như thế nào.

 

 

“Falling Behind” is a compact example of a professional economist brilliantly deploying the tools of social science to illuminate the human condition.

"Bị bỏ lại phía sau" là ví dụ cô đọng về việc một nhà kinh tế chuyên nghiệp đã sử dụng sáng tạo các công cụ khoa học xã hội để làm sáng tỏ hoàn cảnh con người.

 

 

“The Economic Naturalist” leaves the reader impressed with the insights of amateurs.

“Nhà tự nhiên học trong kinh tế” khiến người đọc ấn tượng về hiểu biết sâu sắc của các nhà nghiên cứu nghiệp dư.


Falling Behind: How Rising Inequality Harms the Middle Class (Wildavsky Forum Series)
by Robert Frank (Author)
176 pages. University of California Press. $29.95
Tags: book

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc