Quan điểm của Tổng thống Nga Putin về 'Trật tự thế giới'

shared from fb lý xuân hải,
-----
...“Trên thực tế, trật tự thế giới sau chiến tranh (thế giới thứ 2) được thiết lập bởi ba cường quốc chiến thắng: Liên Xô, Mỹ và Anh. Cho đến nay vai trò của Vương quốc Anh hiện đã thay đổi, Liên Xô hoàn toàn không còn tồn tại và ai đó đã cố gắng loại bỏ hoàn toàn Nga khỏi cuộc chơi.

Tôi xin cam đoan với các bạn, các bạn thân mến, chúng tôi đánh giá một cách khách quan những khả năng của mình về: trí tuệ, lãnh thổ, kinh tế và quân sự - cả năng lực của ngày hôm nay và tiềm năng trong tương lai. Và trong khi củng cố vị thế của đất nước mình, nhìn vào những gì đang diễn ra trên thế giới ở các quốc gia khác, tôi muốn nói với những người vẫn đang kỳ vọng sự tàn lụi của nước Nga: trong trường hợp này, chúng tôi lo lắng về một điều duy nhất - làm thế nào để không bị cảm lạnh trong đám tang của quý vị.

Và với tư cách là nguyên thủ quốc gia, người trực tiếp làm việc trong môi trường mà bạn và các đồng nghiệp của các bạn đang nghiên cứu từ quan điểm chuyên gia, tôi không thể đồng ý rằng các thể chế quan hệ quốc tế hiện có nên được xây dựng lại toàn bộ, hoặc thậm chí là loại bỏ hoàn toàn vì đã lỗi thời và cần bị loại bỏ. Ngược lại, cần thiết phải tiếp tục duy trì tất cả các thiết chế cơ bản vốn đã chứng minh tính hiệu quả của chúng trong việc đảm bảo an ninh quốc tế. Đó là LHQ, Hội đồng Bảo an và quyền phủ quyết của các thành viên thường trực. Gần đây tôi đã nói về điều này tại Đại hội đồng Liên hợp quốc. Và, theo như tôi biết quan điểm này - duy trì các nền tảng của trật tự thế giới thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai - nhận được sự ủng hộ rộng rãi trên thế giới.

Nhưng bản thân ý tưởng về việc điều chỉnh cấu trúc thể chế của chính trị thế giới theo tôi ít nhất cũng đáng được thảo luận. Ít nhất cũng bởi thực tế cán cân lực lượng, khả năng và quan điểm của các quốc gia, như tôi vừa nói, đã thay đổi đáng kể, nhất là trong vòng 30 - 40 năm qua.

Đúng, như tôi đã nói, Liên Xô không còn nữa, nhưng có Nga. Xét về tiềm lực kinh tế và ảnh hưởng chính trị của mình, Trung Quốc đang tích cực nhắm tới vị thế siêu cường. Nước Đức cũng đang đi theo hướng tương tự, Cộng hòa Liên bang Đức trở thành một thành viên ngày càng quan trọng trong hợp tác quốc tế. Trong khi đó vai trò của Anh và Pháp trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế đã bị thay đổi đáng kể. Và ngay cả nước Mỹ, có thời điểm đã thống trị tuyệt đối thế giới, nay khó có thể đòi hỏi sự độc quyền quyền lực. Và nói chung, chắc gì nước Mỹ đã cần sự độc quyền quyền lực này? Đó là chưa kể các cường quốc như Brazil, Nam Phi và một số quốc gia khác đã mạnh lên đáng kể.

Đúng là không phải tất cả các tổ chức quốc tế đều đang thực hiện hiệu quả các sứ mệnh và nhiệm vụ được giao. Đáng lẽ phải là những trọng tài công bằng, họ nhiều khi hành động trên cơ sở định kiến ​​tư tưởng, rơi vào tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của các quốc gia khác, và trở thành công cụ trong tay họ. Các thủ tục tung hứng, thao túng các đặc quyền đặc lợi và quyền lực, thiên vị... thật không may, đã trở thành thông lệ phổ biến, đặc biệt là khi xảy ra xung đột liên quan đến các cường quốc hoặc nhóm các quốc gia đối địch.

.... (đoạn này TT Putin chê một số nước và khen các sáng kiến của Nga tôi không dịch)...

Tôi nhắc lại, dù đời sống quốc tế đang bị trải rộng và phân tán đến đâu, có những vấn đề mà sự hợp lực chỉ của một số các quốc gia riêng lẻ, dù là các quốc gia rất quyền lực, cũng không thể giải quyết được. Những vấn đề ở cấp độ này đòi hỏi sự tập trung giải quyết ở mức độ toàn cầu.”

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc