"Họa long điểm tinh" nghĩa là gì?

Họa long điểm tinh (畫龍點睛), nghĩa là "vẽ rồng điểm mắt", thành ngữ chữ Hán mang ý nghĩa là vẽ thân trước rồi mới vẽ hai mắt. 

Câu thành ngữ này thường dùng để ví trong hội họa, văn chương hoặc lời nói chỉ cần chấm phá thêm ở một đôi chỗ quan trọng sẽ làm cho nó càng thêm sinh động và có thần. 

Tương truyền vào đời nhà Lương thời Nam-Bắc triều có danh họa Trương Tăng Diêu vẽ bốn con rồng trên bức tường chùa Kim Lăng An Lạc, nhưng lại không vẽ mắt, bảo rằng "vẽ mắt rồng sẽ bay mất". Nhiều người cho rằng lời ông nói là hoang đường, vô căn cứ, nên đã thỉnh mời ông vẽ thêm mắt. Tuy nhiên, chỉ một lát sau sét đánh đổ tường, hai con rồng được vẽ thêm mắt cưỡi mây bay lên trời, chỉ còn hai con không vẽ mắt vẫn ở trên tường.

Emperor Huizong of Song, Northern Song Dynasty, – YONEZAWA YOSHIHO, Flower and Bird Painting of the Song Dynasty ,1956-12-25, published by HEIBONSHA Co., Tokyo, Japan

Đào cưu đồ (桃鳩圖, nghĩa là "tranh vẽ chim cưu trên cành đào"), được biết đến trong tiếng Nhật dưới tên gọi Momohatozu (桃鳩図/ ももはとず momo wa tozu) là một bức tranh lụa thiết sắc của Tống Huy Tông, hiện đang được cất giữ trong bộ sưu tập của Bảo tàng Quốc gia Tokyo tại Nhật Bản và là một trong số 162 tác phẩm thuộc mảng hội họa được liệt kê vào danh sách Quốc bảo của Nhật Bản. Bên phải bức tranh là dòng chữ "Đại Quán Đinh Hợi ngự bút thiên" (大觀丁亥御筆天), trong đó "Đại Quán" là niên hiệu của Huy Tông, "Đinh Hợi ngự bút thiên" chỉ tác phẩm được vua tạo ra trong năm Đinh Hợi, tức năm 1107. Huy Tông lúc bấy giờ 26 tuổi và Đào cưu đồ là tác phẩm sớm nhất được biết đến của ông.
Tags: chinapicture

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc