Cần sự thay đổi căn bản đối với giáo dục Việt Nam

shared from fb tien long do,
-----
(chương 19 trong cuốn 21 bài học thế kỷ 21 của Harari)

...Hầu như bố mẹ và thầy cô không ai có thể tưởng tưởng ra thế giới năm

2050 hay 2090 sẽ như thế nào, nhưng thi nhau nhồi nhét kiến thức và dạy dỗ những điều mình coi là đúng. Một thế giới tương lai của đứa trẻ hôm nay, theo Harari là nếu bảo sẽ giống với chuyện khoa học viễn tưởng, thì có thể sai. Nhưng nếu bảo không giống với chuyện khoa học viễn tưởng, thì chắc chắn sai. Trong thế giới mà hằng số chắc chắn nhất là sự thay đổi thì việc thiếu khả năng thích ứng với những thay đổi nhanh chóng, sẽ biến con người thành những hóa thạch lượn lờ trong thế giới.

Có thể thấy, thế giới cho đến những năm 1990 vẫn là một tiến trình tịnh tiến, có biến đổi nhưng có thể dự đoán được. Nhưng từ đó đến nay thì nó thay đổi với tốc độ chóng mặt đến không ngờ, và thật khó để biết điều gì và sẽ như thế nào, trong những thập niên tới.

Những kinh nghiệm của kỷ nguyên công nghiệp hóa làm chúng ta muốn giáo dục đồng bộ hóa con người theo các chuẩn mực. Người ta thấy sẽ dễ dàng hơn khi nhồi nhét các bài toán, bài lý, các bài lịch sử thường dạy lâu nay vào đầu trẻ.

Trong khi đó cái cần nhất với chúng là làm sao giữ được tâm lý thích ứng trước những sự thay đổi, làm sao có thể học hỏi nhanh, mà có khi cái cần nhất là 4 chữ C (Critical thinking, Communication, Collaboration, Creative thinking) thì lại ít được dạy, không muốn dạy, hay quên dạy.

Liên tưởng của Harari về cuộc đời của một đứa trẻ sinh năm 2015, trưởng thành khoảng 2050, và có thể sống đến 2100, nhưng được dạy dỗ bởi thầy cô hay bố mẹ sinh năm 1980, với các kiến thức và tư duy cũ, và ráo riết nhồi nhét những điều họ cho là đúng, cho dù có thể cũng chỉ là đúng với thế giới quan thế hệ của họ và trước họ.

Câu chuyện về một nền giáo dục như thế cũng góp phần tạo ra những đứa trẻ bị kiệt quệ vì không được là nó trong thế giới của chúng nó, như bất lực trước thế giới của nó, mà có khi buông xuôi hay phản kháng chỉ là biểu hiện của thực trạng đó...

Bài trước: Danh nghĩa nhân dân

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc