Đi tìm xuất xứ câu nói : “Dù cho sông cạn núi mòn”

shared from nghiencuulichsu,
-----
...Ngày xưa, Lưu Bang sau khi dẹp xong nhà Tần, lên ngôi vua, ông đã phong tước cho các công thần: “Phong thệ chi viết: sử Hoàng Hà như đái, Thái Sơn như lệ, quốc dĩ vĩnh ninh, viên cập miêu duệ” (Khi được phong tước thề rằng: khiến sông Hoàng Hà cạn còn như dây đai áo, núi Thái Sơn mòn còn như viên đá mài, đất nước an định mãi mãi đến con cháu đời sau – sách Sử ký, thiên Hán Cao tổ công thần hầu giả niên biểu).

Về sau người ta đã rút gọn câu nói “Hoàng Hà như đái, Thái Sơn như lệ” thành “hà như đái, sơn như lệ” ngắn gọn hơn: “sơn hà đái lệ” hoặc “đái lệ hà sơn”, “đái lệ sơn hà” hoặc ngắn gọn hơn nữa: “đái lệ”. Cụm từ “đái lệ sơn hà “ được Đào Duy Anh giải thích: Đái là đai áo, lệ là đá mài= Ngb Ví dầu sông nhỏ như đai, núi nhỏ như đá mài, mà ơn nước cũng không bao giờ mất.

...Khi nói “Đái lệ sơn hà” thì phải gắn với “Đan thư thiết khoán”. Nhà vua khi phong tước dùng tay chỉ núi sông mà thề, nhưng “lời nói gió bay” cho nên phải có vật làm tin. Khởi thủy thời Hán Cao tổ khi phong tước cho các công thần có kèm theo một “đan thư” (tờ giấy viết bằng mực son) trong đó có ghi chức tước của người được phong. Về sau không ban “đan thư” mà lại khắc vào tấm kim loại mỏng gọi là “thiết khoán” (Phàm văn tự để làm tin đều gọi là “khoán”). Đan thư thiết khoán có giá trị như kim bài miễn tử.

... Đan thư thiết khoán được dịch nghĩa là “thư son, khoán sắt” và được rút gọn thành “son sắt” hoặc “sắt son”. Khi nói đến từ “son sắt” hoặc “sắt son” thì người Việt Nam hiểu là bền chặt, thủy chung, trung thành, không sai lời thề.

Khi nói: “Dù cho sông cạn núi mòn – một lòng son sắt” là lấy từ điển tích “Đái lệ sơn hà- đan thư thiết khoán”.
Tags: china

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc