Hãy chú ý sức khỏe tinh thần mùa dịch

shared from fb đào trung thành,
-----
Mới đọc một tút của Mẹ Xu Sim (Trần Thu Hà) về số lượng VN đi khám rối loạn tâm thần đã tăng nhanh bất ngờ trong đó chị đã dẫn WHO rằng Covid-19 khiến hơn 1/3 người Mỹ khủng hoảng nặng, TQ một nửa số BS và y tá báo cáo bị trầm cảm, ở Đức, tỷ lệ trầm cảm tăng gấp 7 lần so với năm 2017. Chưa kể hậu quả của nó còn lâu dài nhiều năm sau khi dịch bệnh kết thúc.

Trầm cảm đang là nguyên nhân số 1, nguy hiểm nhất gây ra tử vong và khuyết tật trên toàn thế giới, đứng thứ 2 là mạch vành.

Một vấn đề quan trọng cần nhận thức là nên tỉnh thức hay ý thức về những suy nghĩ, nhất là những suy nghĩ tiêu cực của bản thân.

Dưới góc độ tiến hóa, chúng ta có thiên hướng tiêu cực (negativity bias).

Theo nhà khoa học nhận thức (Cognitive scientist) và tác giả Barry Scott Kaufman, bộ não con người không được tối ưu hóa cho hạnh phúc, nó được tối ưu hóa để tồn tại. Tổ tiên săn bắn hái lượm của chúng ta nhạy cảm với dấu hiệu nguy hiểm dù là nhỏ nhất. Nhưng điều kiện sống của chúng ta đã thay đổi rất nhiều. Trong khi đó, bộ não của chúng ta vẫn giữ nguyên, có nghĩa là chúng vẫn ưu tiên các mối đe dọa trước các cơ hội.

Thông tin dịch bệnh COVID-19 hàng ngày, số lượng người bệnh gia tăng sẽ làm chúng ta mệt mỏi và lo lắng. Vì thế, đừng xem nhiều tin COVID, đừng đếm số người, đừng hóng khu nào phong tỏa, ai dương tính. Bạn sẽ bệnh tâm thần trước khi bệnh vì nhiễm Cô Vy.

Trong cuốn sách của mình, giáo sư về hạnh phúc của Đại học California, Sonja Lyubomirsky tuyên bố rằng chỉ 10% hạnh phúc của bạn phụ thuộc vào hoàn cảnh, 50% khác là di truyền. 40% còn lại của “phương trình hạnh phúc” hoàn toàn phụ thuộc vào bạn.

Như vậy, mặc dù gene chi phối khá lớn khuynh hướng lo âu của mỗi người nhưng hành động và quyết định của bạn có tác động hơn 4 lần so với hoàn cảnh.

Chuyên gia phát triển cá nhân, tâm lý Marta Brzosko đưa ra một phương án 3 bước để tăng cường sức khỏe và đối trị với chứng bệnh âu lo. Cách này quen thuộc với các bạn hay thực tập chánh niệm:

🌞 Bước 1: Nhận ra suy nghĩ của mình:

Khi một suy nghĩ khởi lên, ngay lập tức nhận diện là có một suy nghĩ.

🌞 Bước 2: Thiết lập mối quan hệ với suy nghĩ của mình:

Mỗi khi bạn bắt gặp bản thân đang suy nghĩ một ý nghĩ khiến bạn thất vọng, bạn có thể dừng lại và nhận ra: “Aha! đó là những gì đang diễn ra, Tôi đang suy nghĩ lại về điều đó. Hãy để tôi kiểm tra thực tế và quan sát xem tôi liên quan đến suy nghĩ đó như thế nào."

Bạn có thể tự hỏi mình một số câu hỏi để thực hành bước này:

✔️Tôi có tin suy nghĩ này là đúng không?

✔️Tôi có tiếp tục suy nghĩ lại cùng một suy nghĩ đó, hay tôi để nó trôi đi?

✔️Tôi có thể chấp nhận suy nghĩ theo cách của nó không, hay tôi đang cố gắng thay đổi nó?

✔️Tôi có thể chào đón những suy nghĩ khác hay tôi đang khép mình lại với chúng?

✔️Suy nghĩ này làm cho tôi cảm thấy gì?

🌞 Bước 3: Chấp nhận suy nghĩ của bạn và đưa ra lựa chọn

Cũng giống như một con chó, não có xu hướng lặp lại các hành vi được thưởng khi bạn chú ý. Nếu con chó sủa và bạn không phản ứng với nó, nó sẽ ngừng sủa. Nhưng nếu bạn cho con chó một khúc xương, nó sẽ ghi nhận rằng hành vi sủa đáng để lặp lại.

Bạn cũng có thể làm điều tương tự với suy nghĩ của mình nhưng chỉ khi bạn nhận ra chúng đúng với bản chất của những suy nghĩ. Suy nghĩ của bạn không nói lên bất kỳ điều gì về bạn. Đồng thời, một số những suy nghĩ làm bạn có cuộc sống hạnh phúc hơn những suy nghĩ khác.

Học cách nhận biết suy nghĩ nào có lợi hoặc không. Sau đó, hãy chú tâm vào những suy nghĩ hữu ích trong khi để những suy nghĩ không hữu ích đơn giản “lướt qua”. Chẳng bao lâu, bạn có thể phát hiện ra rằng việc thay đổi mối quan hệ với suy nghĩ của bạn sẽ thay đổi hạnh phúc của chính mình.
Tags: health

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc