4 kiểu nhân viên điển hình trong 1 tổ chức


Một anh chàng 39 tuổi, đầu cạo trắng hếu nhưng mắt tinh anh. Nếu chỉ có thế, ở Việt Nam có khi bị xếp loại hơi kỳ dị. Nhưng Adam Grant là giáo sư tâm lý học tổ chức tại trường Wharton- University of Pennsylvania, mới 28 tuổi đã được bổ nhiệm vào vị trí giáo sư trẻ nhất trong lịch sử trường này. Bạn này nói chuyện khá vui vẻ và là tác giả của hàng loạt best-seller từ Give and Take, Original đến Think Again, đa số đã được dịch sang tiếng Việt.

Bọn ít tóc thường trán rộng. Mà trán rộng là dấu hiệu của thông minh. Bạn cứ để ý từ ông Lê Nin ở nước Nga đến Bác Hồ kính yêu ở Việt Nam đều ít tóc. Bọn nhiều tóc, như mình, chắc chắn khó mà thông minh được. Người ta càng già càng thông minh. Ảnh chụp những buổi họp lớp đại học sau 30 năm nói lên điều đó.

Thông minh kiểu như vậy là một đặc tính di truyền và cả môi trường, khác với loại có được do rèn luyện. Tại sao nói chuyện nhiều hay ít tóc? À, vì tóc mình khá dày. Mà tóc dày thì ngứa ngáy khó chịu. Khi khó chịu sẽ ít có được suy nghĩ chất lượng hay ra quyết định thông minh. Đợt giãn cách này không thể ra tiệm nên tự mua tông-đơ xử lý. Đấy, bạn thử nghĩ nhiều khi yếu tố nhỏ như không cắt tóc hoặc tóc dài, thậm chí sáng đi cầu khó khăn cũng góp phần đưa đến những quyết định tầm bậy hoặc phán đoán kiểu "bánh mỳ không phải lương thực."

Trở lại anh chàng thông minh, người được xếp vào một trong 50 Nhà tư tưởng quản lý toàn cầu có ảnh hưởng nhất (a Thinkers50 Most Influential Global Management Thinker), Adam Grant phân loại người thành 4 kiểu thái độ với tính huống và tổ chức như sau: (hình trên)

1. Exit: Vượt thoát. Nhóm này đã rời khỏi con thuyền sắp chìm hay tình thế khủng hoảng. Giờ đã sang một miền đất hứa, ở đấy tỷ lệ tiêm vac-xin rất cao, điều kiện y tế tốt, an sinh phúc lợi đầy đủ. Nhóm này may mắn nhất. Có thể nghĩ về nhóm trên tàu sắp chìm với niềm thương xót; hoặc có thái độ trịch thượng, hoặc có thái độ phê phán, nhất là với bọn đang lái tàu.

2. Voice: Nhóm đấu tranh. Nhóm này là những người tích cực đấu tranh cho một thế giới tốt đẹp hơn hoặc đơn giản là cải thiện tình hình. Bọn này thường là trí thức đau đời, yêu người, ghét bất công, chế độ. Suốt ngày hiến kế và phản biện. Có nhóm này, chính quyền vất vả, bực mình nhưng cũng phải luôn nâng cấp. Nhân dân nhờ nhóm này mà tiếng kêu của mình được chú ý. Tuy nhiên, bọn này cũng nhiều kẻ bất đắc chí và hơi ảo tưởng.

3. Neglect: Nhóm kệ mẹ. Là nhóm sẽ chạy ngay ra siêu thị khi xem tin tức từ báo chí cách mạng, đồng loạt các tít "Quyết định lock TP.HCM trong 10-15 ngày' là thông tin giả mạo" (Tuổi trẻ), "Phong tỏa TPHCM trong 10-15 ngày' là tin giả" (Tiền Phong), "Tin “lock TP Hồ Chí Minh trong 10-15 ngày” là giả mạo" (CAND), "Bác bỏ tin đồn "lock TPHCM trong 10-15 ngày" (Dân trí). Nhóm này là nhóm đông nhất và cũng là những người bình thường nhất trong xã hội. Họ lo cho bản thân mình và gia đình mình trước tiên. Họ khốn khổ và loay hoay.

4. Persistence: Kiên định. Đây là những chiến sĩ trung kiên, những cảm tình với chế độ. Tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và chính phủ, như mình. Không hề nghe tin đồn của bọn phản động, luôn "hướng lên Ba đình trọn niềm tin" thì thường hay bất ngờ, không kịp trở tay trước tình hình thực tế.

Tùy các bạn chọn lựa thái độ cho mình trước tình hình này. Nhưng cần nhất là chuẩn bị tâm lý, giảm kỳ vọng và giữ gìn sức khỏe.

from fb Đào Trung Thành,

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc