Bắt đầu sụp rồi

shared from fb Sơn Đặng,
-----
Evergrande, thần tượng-hình mẫu-niềm khát khao của các tập đoàn bđs Việt, đang chao đảo vì khủng hoảng nợ. Xếp hạng tín dụng rớt thẳng cánh, cổ phiếu rơi mạnh, vay nợ đầm đìa 123 tỉ usd từ hơn 120 ngân hàng và hàng trăm quỹ.

Mình rất thích chế giễu các tập đoàn dạng này. Vì sự tham lam cực độ, sự mạo hiểm bất chấp mọi thứ, và những ảnh hưởng tàn khốc đến sự ổn định của hệ thống. Trong tình huống Evergrande phá sản, họ sẽ kéo theo ít nhất 8000 doanh nghiệp đối tác xuống hố, và thêm 3-4 triệu con người mất việc.

Nhưng mệt mỏi nhất vẫn là phải chứng kiến các sản phẩm bất động sản của các tập đoàn dạng đòn bẩy này. Những núi căn hộ chen chúc dẫm đạp lên nhau phô bày thứ tư duy kinh tế vị lợi nhuận hạn hẹp, và nhan nhản các bản fake nhếch nhác của kiến trúc từ thời Louis 14, kiến trúc Tuscan-Sicily, các quảng trường trải đầy tượng La Mã-Hy Lạp 2 cánh, đồ giả Tàu cổ. 1 thứ tư duy sản phẩm méo mó và vô văn hoá. Mô hình kinh doanh “tàu nhanh” thiếu bền vững với nền kinh tế, cực kì độc hại về mặt văn hoá và bóp nghẹt sự phát triển lành mạnh của các đô thị, rất tiếc, lại được tung hô và ngưỡng mộ, từ Trung Quốc đến Việt Nam. Tỉ phú Hui của Evergrande, từng là người giàu nhất châu Á, cũng đổ xô làm đa ngành, làm oto điện cạnh tranh với Tesla... nhưng đụng đâu lỗ đó. Nghe quen quen...

Trong tình huống xấu nhất, liệu Tập có ra tay cứu Evergrande hay không? Rất khó để có câu trả lời... Nhưng nếu nhìn vào chính sách của Tập 5 năm gần đây, mình nghiêng về hướng là Không giải cứu, nhưng sẽ can thiệp bằng nhiều cách khác. Có vẻ Tập rất mạnh tay với các siêu tập đoàn, sẵn sàng “chỉnh đốn” các ông trùm, để thiết lập lại trật tự cho thị trường và giảm thiểu sự liều lĩnh của giới kinh doanh. Tập còn có thể huy động (lẫn chỉ định) các doanh nghiệp đang ổn để mua lại từng phần (tài sản) của Evergrande...

Những gì đang xảy ra ở Trung Quốc thì sớm muộn gì cũng sẽ xảy ra ở Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam thì ai cũng biết: lệ thuộc trầm trọng vào bất động sản, vì không có sản xuất. Mà hình như nó đang diễn ra âm thầm…

Cái cần làm, là tiên liệu trước và ra tay sớm. Để giữ mọi thứ bình ổn, tránh được bóng vỡ, cần chính quyền sáng suốt ban hành chính sách (tương tự như Trung Quốc) để ngăn chặn làn sóng đầu cơ nhà, khống chế đà tăng của giá đất và thắt nguồn vốn dành cho các doanh nghiệp bất động sản. Một quy định khá hiệu quả của Tập- “the three red lines”, bao gồm tỉ lệ trần nợ so với tài sản, tỉ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu, và nợ ngắn hạn, giúp phân loại và cảnh báo được ngay các bất ổn của 334 tập đoàn bất động sản lớn nhất Trung Quốc.

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc