Cần nghiên cứu nghiêm túc “Khoa học về giờ học”

shared from fb Nguyễn Quốc Vương,
-----
"Đại học Hokkaido nghiên cứu “Khoa học về giờ học” dựa trên nền tảng là giáo dục học và phân tích giờ học của Liên Xô. Đại học Tokyo thì “nghiên cứu giáo học pháp” lấy nền tảng là thực tiễn giờ học của Saito Kihaku và tâm lý học giáo dục của Mĩ. Đại học Nagoya thì tiến hành “Phân tích giờ học” lấy giáo dục học của tây Đức và “Hồ sơ giờ học” của Shigematsu Takayasu. Đại học Kobe và Đại học Hiroshima thì tập trung vào “Khoa học về giờ học” dựa trên giáo dục học của Đông Đức. Các nghiên cứu này đã có ảnh hưởng tới nghiên cứu giờ học ở hiện trường trường học và bồi dưỡng tại chức tiến hành bởi hành chính giáo dục". (Saito Manabu, Đào tạo giáo viên thành người chuyên nghiệp, 2017).

Một đoạn thôi nói lên bao điều.

Ở ta thì sao nhỉ, có chuyện học phiệt thầy chỉ thích tạo ra các bản sao của mình không?

Có chuyện giáo trình cũ rích lạc hậu đã lâu mà không ai dám sửa, dám viết mới vì sợ đụng chạm "các thầy", "Các cụ" không?

Có chuyện thầy, đàn anh không thích đàn em vì đàn em, học trò có phương pháp học thuật khác không?

Có thừa nhận sự tồn tại của nhiều trường phái học thuật trong cùng một khoa, trường, tổ không?

Hehe.

Chuyện này có thể viết vài thiên tiểu thuyết. Sinh viên tốt nghiệp xong đi làm 10, 20 năm vẫn tiếp tục hát những bài ca thuộc lòng từ thời đại học, muôn người như một thì rất khó có học thuật hay tiến bộ được.

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc