“Skin in the game” một thái độ quan trọng của lãnh đạo

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn tạp chí Esquire số tháng 4/2018, Nassim Taleb có giải thích như sau:

“Ngày càng có ít "Skin in the game" hơn 50 năm trước, hoặc thậm chí 20

năm trước đây. Càng ngày càng nhiều người quyết định số phận của người khác mà không phải chịu hậu quả. “Skin in the game” có nghĩa là bạn chấp nhận rủi ro của riêng bạn trong cuộc chơi. Có nghĩa là những người đưa ra quyết định trong bất kỳ tình huống nào của cuộc sống không bao giờ được cách ly khỏi hậu quả của những quyết định đó. Nếu bạn là thợ sửa máy bay, bạn phải là người ngồi trên máy bay ấy. Nếu bạn quyết định xâm lược Iraq, những người bỏ phiếu cho việc đó cần động viên con mình vào quân đội. Và nếu bạn đưa ra một quyết định kinh tế, bạn phải chịu hậu quả nếu bạn sai.

98% người Mỹ như thợ ống nước, nha sĩ, tài xế xe buýt có "Skin in the game". Chúng ta lo lắng về 2 phần trăm còn lại - đám trí thức và chính trị gia đưa ra những quyết định lớn, những người không có “Skin in the game” và đang làm rối tung mọi thứ lên với mọi người khác. Ba mươi năm trước, Quốc hội Pháp bao gồm các chủ cửa hàng, nông dân, bác sĩ, bác sĩ thú y và luật sư ở thị trấn nhỏ, những người tham gia vào các hoạt động hàng ngày. Ngày nay, quốc hội này hoàn toàn bao gồm các chính trị gia chuyên nghiệp, những người ly khai khỏi cuộc sống thực. Nước Mỹ tốt hơn một chút, nhưng chúng ta đang đi theo hướng đó (của Pháp)."

Và lời giải thích chính thức là từ bài báo trên Medium “What do I mean by Skin in the Game? My Own Version”:

“Skin in the game là gì? Cụm từ thường bị nhầm lẫn với các khuyến khích ở một phía: lời hứa được tưởng thưởng sẽ khiến ai đó làm việc cho bạn chăm chỉ hơn. Nhưng nó có thuộc tính cốt lõi là tính đối xứng: cân bằng giữa khuyến khích và không khuyến khích, mọi người cũng nên bị phạt nếu có trách nhiệm nào đó gây ra sai lầm và làm tổn thương người khác: anh ta hoặc cô ta muốn chia sẻ lợi ích cũng cần chia sẻ một số rủi ro.”

Ông nói thêm:

“Nói chuyện thì dễ và người chỉ nói mà không làm thì rất dễ bị công chúng phát giác, họ nói quá giỏi” 
(Talk is cheap and people who talk and don’t do are easily detectable by the public because they are too good at talking.)

Ông cũng rất chán đám giáo sư giảng dạy về kinh doanh có nhiều bằng cấp, thậm chí cả giải Nobel nhưng không hề biết cách điều hành xí nghiệp thế nào và nếu giao cho các giáo sư này làm CEO thì công ty cũng sớm đi đến bờ vực của phá sản. Ông nói đơn giản họ không có “skin in the game”.

Những người ra quyết định và trả giá cho những quyết định sẽ đáng tin cậy hơn người khác. Nếu bạn hỏi nhà tư vấn về đầu tư, Taleb khuyên phải xem anh ta có những cổ phiếu nào trong rổ của mình (porfolio) và anh ta có chịu rủi ro cùng với mình (risk sharing) khi khuyên không?

Khi lãnh đạo không chịu cùng rủi ro với quyết định của mình, những quyết định ấy khó thuyết phục được người khác.

from fb Đào Trung Thành,

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc