2 điều về chủ nghĩa bảo thủ ở Mỹ

shared from fb Giang Lê,
-----
Lại nói về conservatism, mấy tháng trước The Economist có một bài về hệ thống chính trị của

các nước phương Tây hiện nay. Bài đó nhận xét rằng (không kể các đảng cực hữu) đa số quan điểm của các đảng bảo thủ ở châu Âu nếu mang sang Mỹ sẽ bị cho là liberal/left-wing. Hai ví dụ nổi bật nhất là healthcare và gun control.

Khó có thể tìm được một chính trị gia nào ở châu Âu nói riêng và tất cả các nước OECD nói chung muốn loại bỏ universal healthcare/single payer system. Nếu "Medicare for all" ở Mỹ bị coi là cực tả thì đó là điều quá bình thường ở châu Âu, Anh, Nhật, Úc. Điều đáng nói là Mỹ gần như đội sổ trong OECD về các chỉ số liên quan đến tính hiệu quả của healthcare system, từ tuổi thọ trung bình đến tổng chi phí cho y tế.

Gun control còn khác biệt hơn. Ngay cả các đảng cực hữu ở các nước OECD ngoài Mỹ cũng không bao giờ đả động đến việc cho người dân tự do sở hữu súng nữa. Nếu nói các nước châu Âu có lịch sử/văn hóa khác Mỹ thì đừng quên Úc cũng đã từng cho dân tự do sở hữu súng cho đến cuộc thảm sát (mass shooting) ở Port Arthur năm 1996. Sau khi tất cả các bang ở Úc cấm/hạn chế tối đa sở hữu súng cá nhân, cho đến giờ này không còn một vụ thảm sát nào xảy ra kể từ đó.

Nói vậy không phải tôi muốn công kích đảng Cộng hòa của Mỹ và những người có quan điểm/way of life rất conservative. Nhưng tôi muốn chỉ ra một nhược điểm lớn trong hệ thống chính trị Mỹ là cơ chế lobby chính trị quá tự do của Mỹ. Tôi tin vấn đề cải tổ gun control hay healthcare ở Mỹ bị tụt hậu không phải vì conservative "way of life" mà căn bản vì các interest group có tác động rất lớn vào chính trị.

Paul Krugman có lần phê phán hệ thống chính trị/lobby của Mỹ đã làm méo mó các chính sách từ "pro-market" thành "pro-business". Nhiều người, rất tiếc cả nhiều nhà kinh tế, đánh đồng hai khái niệm này. Tất nhiên không phải cứ "pro-business" là xấu nhưng có một điều chắc chắn là khi business đi lobby cho các chính sách "pro-business" thì họ chỉ quan tâm đến lợi nhuận của họ. Mà còn tệ hơn nữa khi các hoạt động lobby không transparent và các chính trị gia không accountable với người dân như rất nhiều vụ cưỡng chế đất đai ở VN.

Bởi vậy nếu các bạn có nghe các chính trị gia/các nhà kinh tế/báo chí nói về "pro-business" thì hãy cân nhắc kỹ ai sẽ là người được lợi trực tiếp từ những chính sách đó. Và tốt nhất là chất vấn họ tại sao không có các chính sách "pro-market" mà chỉ chăm chăm "pro-business".

Comment của Đỗ Quốc Anh:
Phân biệt về pro-business vs pro-market em nhớ là bắt nguồn từ Luigi Zingales. Ông ấy có cuốn sách đối nghịch Capitalism với "the Capitalists" ấy ạ. Bây giờ có mở một cái podcast rất pro-market và not-pro-business.

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc