Phong tỏa để làm gì?

shared from fb Anh Phạm,
-----
Phong toả để làm gì? Thủ tướng hỏi, sau bao tháng ngày lockdown cực đoan

Giá như mà từ đầu người ta đặt câu hỏi cho các maục tiêu, thay vì chỉ biết thực hiện các mục tiêu một cách duy ý chí.

Nhiều phản biện xác đáng của các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế, xã hội độc lập...dường như đã không được lắng nghe. Các lực lượng tuyến đầu ít được chăm lo đầy đủ; người nghi nhiễm đa phần phải tự chiến đấu với dịch bệnh trong điều kiện thiếu thốn, khó khăn y tế, tỷ lệ tử vong thuộc nhóm cao nhất thế giới (TP.HCM), trong đó bao nhiêu trường hợp chết oan chưa có thông kê; chính sách phong toả cực đoan, phi khoa học làm kinh tế suy thoái nghiêm trọng, khiến hàng chục ngàn doanh nghiệp đóng cửa, hàng triệu lao động mất việc làm...Những đợt phong toả kéo dài sẽ không chỉ có nguy cơ khiến nhiều đơn hàng bị chuyển hướng ra khỏi Việt Nam hơn mà còn làm trì hoãn dòng vốn vào của những dự án FDI tiềm năng mới.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Ngân sách nhà nước hiện rất khó khăn (TCDN). Bộ trưởng Phớc chia sẻ hiện nay ngân sách nhà nước rất khó khăn, ngân sách trung ương gần như không còn đồng nào, hàng chục ngàn chiến sĩ công an, quân đội đang tham gia chống dịch ở phía Nam, nhưng không có ngân sách để cấp. Ngân sách dự phòng thì đã hết.

Ngân sách không có hoặc không đủ để thực thi chiến lược chống dịch thì cả hai mô hình mục đích Hiệu quả-chí phí (Cost-effective) và Chi phí-lợi ích (Cost-benefit) đều thất bại. Hiệu quả chi phí là phân tích kinh tế so sánh chi phí tương đối và kết quả hoặc ảnh hưởng của các quá trình hành động khác nhau. Phân tích Hiệu quả-chi phí khác biệt với phân tích Chi phí-lợi ích (Cost-benefit) vì trong phân tích chi phí - lợi ích, phần lợi ích được định lượng bằng tiền, không phải bằng các thước đo kết quả sức khỏe, sinh mạng của nhân dân. Như vậy, nếu mục tiêu "sức khoẻ nhân dân là trên hết" (Cost-effective), thì tiền bạc sẽ không phải là vấn đề chính yếu. Nhưng thực tế cả người lẫn của đều mất mát rất lớn, vậy là thất bại kép.

Mở cửa, "bình thường mới" là 5K, vắc-xin và tự do kinh tế, tự do di chuyển. Hãy ngưng phong toả phi khoa học và sớm tạo điều kiện cho người dân kiếm tiền đóng thuế, ngân sách sẽ phục hồi lại mau chóng. Có việc làm tốt mới luôn là chính sách an sinh xã hội hiệu quả. Người nghèo thì đâu có tự do, bởi vậy phải có tự do kinh tế đích thực, xã hội dân sự phát triển...mới bảo vệ được phẩm giá con người.

Ngân sách cạn kiệt nhưng vẫn theo đuổi chính sách truy tận F0, tốn kém và lãng phí mặc bao phản biện của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Dù vậy, "TP HCM vẫn tiếp tục xét nghiệm thần tốc đến ngày 30-9" (NLD).

Người dân, doanh nghiệp đều đã kiệt quệ lắm rồi...

Bài trước: Không ổn rồi
Tags: columnist

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc