Chương trình không gian có đáng không?

nguồn: New York Times,

biên dịch: Hương Nguyễn,

Was the Space Program Worth the Cost?

 

Chương trình không gian có đáng không?

 

 


 

Hyperbole shrouds few topics in history so much as the human encounter with outer space.

 

Hiếm có chủ đề nào trong lịch sử bị che đậy bởi những lời ngoa dụ như là cuộc gặp gỡ giữa con người với không gian vũ trụ.

 

 

 

Astronauts are heroic pioneers, their missions testament to humanity’s “hunger to explore the universe and discover its truths,” as Ronald Reagan put it in 1986.

 

Phi hành gia là những người tiên phong dũng cảm, sứ mệnh của họ là chứng minh “khao khát khám phá sự thật về vũ trụ” của nhân loại, như lời Ronald Reagan đã nói năm 1986.

 

 

 

At the dawn of the American space program 25 years before that, John F. Kennedy had gone so far as to declare exploration of the heavens no less than “the key to our future on Earth.”

 

Vào buổi đầu chương trình không gian của Mỹ 25 năm trước đó, John F. Kennedy còn tuyên bố việc khám phá vũ trụ không khác gì “chìa khóa cho tương lai của chúng ta trên Trái đất”.

 

 

 

Through the rhetorical haze, it can be hard to see just how contingent and contentious the whole endeavor to send Americans into space really was, especially at its inception in the late 1950s and early 1960s.

 

Qua màn mờ ảo những lời khoa trương đó, khó có thể thấy toàn bộ nỗ lực đưa người Mỹ vào vũ trụ thực sự tình cờ và gây tranh cãi như thế nào, đặc biệt là khi mới bắt đầu vào cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960.

 

 

 

Jeff Shesol’s “Mercury Rising” highlights this fragility in a refreshing narrative that captures the sometimes dispiriting realities of America’s debut in space.

 

Bằng giọng văn mới mẻ, cuốn sách "Mercury Rising" của tác giả Jeff Shesol làm nổi bật sự mong manh này, phản ánh những thực tế đôi khi đáng thất vọng về khởi đầu chương trình không gian của nước Mỹ.

 

 

 

To be sure, Shesol’s account of Project Mercury, the United States mission to put a man into orbit around the Earth, exudes admiration for the technical achievements that led to success in February 1962.

 

Hẳn nhiên, câu chuyện của Shesol về “Dự án Mercury”, dự án của Mỹ đưa con người vào quỹ đạo quanh Trái đất, toát lên sự ngưỡng mộ đối với những thành tựu kỹ thuật dẫn đến thành công vào tháng 2 năm 1962.

 

 

 

Echoing Tom Wolfe’s classic “The Right Stuff,” Shesol acknowledges the sheer courage of the astronauts who risked their lives.

 

Trong tác phẩm kinh điển “The Right Stuff” của Tom Wolfe, Shesol cũng ghi nhận lòng dũng cảm tuyệt vời của các phi hành gia đã mạo hiểm tham gia Dự án.

 

 

 

But he strikes a distinctly ambivalent tone through his captivating portraits of two fallible men whose intertwined struggles and doubts tell the story that unfolded out of public view.

 

Nhưng ông có tình cảm lẫn lộn khi kể câu chuyện hấp dẫn về hai người đàn ông mà những cuộc đấu tranh và hoài nghi đan xen của họ thuật lại những gì diễn ra mà công chúng không được biết.

 

 

 

One is Kennedy, the president who inherited an underfunded and underperforming space program when he entered the Oval Office in January 1961.

 

Một là Kennedy, vị tổng thống nhận lại một chương trình không gian thiếu vốn và hoạt động kém hiệu quả khi ông bước vào Phòng Bầu dục tháng 1 năm 1961.

 

 

 

By June of that year, Kennedy had transformed the effort, urging Congress to spend vast funds and proposing to land a man on the moon by the end of the decade.

 

Đến tháng 6 năm đó, Tổng thống Kennedy đã biến đổi hoàn toàn chương trình này, khi thuyết phục Quốc hội tài trợ khoản tiền khổng lồ và đề xuất đưa con người lên mặt trăng vào cuối thập kỷ.

 

 

 

Space exploration, Kennedy intoned, was a “great new American enterprise” that would affirm the nation’s global leadership.

 

Theo Tổng thống Kennedy, thám hiểm không gian là “kế hoạch mới tuyệt vời của Mỹ” sẽ khẳng định vị thế lãnh đạo toàn cầu của nước Mỹ.

 

 

 

But Kennedy’s grand words hid private worries.

 

Nhưng những lời đao to búa lớn này chỉ là cố che giấu những lo lắng riêng mà thôi.

 

 

 

Affirming other studies revealing Kennedy’s essential cautiousness, Shesol underscores his doubts that the United States could catch up with the Soviet Union, which had surged ahead in the space race by launching the first satellite — Sputnik — into orbit in 1957 and then sending the first human into space four years later.

 

Khẳng định rằng các nghiên cứu khác tiết lộ sự thận trọng cần thiết của Tổng thống Kennedy, tác giả Shesol nhấn mạnh hoài nghi của tổng thống rằng liệu nước Mỹ có thể bắt kịp Liên Xô, quốc gia đã vượt lên dẫn trước trong cuộc chạy đua không gian khi phóng vệ tinh đầu tiên — Sputnik — lên quỹ đạo vào năm 1957 và lần đầu tiên đưa con người vào không gian bốn năm sau đó.

 

 

 

Shesol also details Kennedy’s persistent misgivings about the cost of space exploration and skepticism about the tangible benefits that it would bring.

 

Tác giả Shesol kể chi tiết về mối nghi ngại dai dẳng của tổng thống Kennedy đối với chi phí của chương trình khám phá không gian và những lợi ích hữu hình mà nó sẽ mang lại.

 

 

 

In the end, Shesol argues, Kennedy embraced a dramatically expanded space program not out of genuine conviction of its value so much as a desire to bolster national prestige at a time when many Americans believed the Soviets held the upper hand in the Cold War.

 

Cuối cùng, tác giả Shesol lập luận, tổng thống Kennedy nhiệt thành ủng hộ chương trình không gian mở rộng đột ngột không phải hoàn toàn tin vào giá trị của nó mà vì ông mong muốn củng cố uy tín quốc gia vào thời điểm khi nhiều người Mỹ tin rằng Liên Xô đang nắm thế thượng phong trong Chiến tranh Lạnh.

 

 

 

In fact, the lagging American effort posed no serious dangers; there was hardly any connection between Moscow’s successes in space and its military capabilities.

 

Trên thực tế, nỗ lực muộn màng của Mỹ không gây ra mối nguy hiểm thực thụ nào; hầu như không có bất kỳ mối liên quan nào giữa những thành công của Mátxcơva trong không gian và khả năng quân sự của quốc gia này.

 

 

 

But Kennedy, Shesol suggests, understood the damaging symbolism of Soviet astronauts, fresh off successful flights, parading triumphantly through Red Square while the American space program “churned in neutral.”

 

Nhưng tổng thống Kennedy hiểu được tác hại mang tính biểu tượng khi các phi hành gia Liên Xô thực hiện các chuyến bay thành công, diễu hành đắc thắng qua Quảng Trường Đỏ trong khi chương trình không gian của Mỹ “âm thầm thất thế”.

 

 

 

Presidential decision-making lies squarely in Shesol’s analytical wheelhouse.

 

Quá trình ra quyết định của tổng thống được thể hiện trong những phân tích của tác giả Shesol.

 

 

 

An expert on presidential oratory and a onetime White House speechwriter for Bill Clinton, Shesol is the author of well-regarded histories of Franklin Roosevelt’s 1937 plan to expand the Supreme Court and Lyndon Johnson’s bitter relationship with Bobby Kennedy.

 

Là chuyên viên soạn các bài diễn thuyết cho tổng thống và từng là người viết bài phát biểu tại Nhà Trắng cho tổng thống Bill Clinton, Shesol là tác giả của những cuốn sách lịch sử được đánh giá cao như kế hoạch mở rộng Tòa án Tối cao năm 1937 của tổng thống Franklin Roosevelt và mối quan hệ cay đắng của tổng thống Lyndon Johnson với bộ trưởng tư pháp Robert Kennedy.

 

 

 

Yet “Mercury Rising” is at least as successful when it departs the White House and zeros in on the other, less familiar man at the center of the story, John Glenn.

 

Tuy nhiên, cuốn sách "Mercury Rising" cũng thành công tương tự khi rời Nhà Trắng và đưa chúng ta gặp một người đàn ông khác, ít quen thuộc hơn ở trung tâm câu chuyện, John Glenn.

 

 

 

Shesol dutifully relates the arc of Glenn’s life, from his humble origins in small-town Ohio to his 24-year career in the United States Senate.

 

Tác giả Shesol nghiêm túc thuật lại cuộc đời Glenn, từ xuất thân khiêm nhường tại thị trấn Ohio nhỏ bé đến sự nghiệp 24 năm của ông tại Thượng viện Mỹ.

 

 

 

Most of the book, though, narrates the ups and downs of Glenn’s struggles to become the first American to circle the Earth, an ambition that culminated in the triumphant flight of his Friendship 7 capsule on Feb. 20, 1962.

 

Tuy nhiên, phần lớn cuốn sách kể lại những thăng trầm trong cuộc đấu tranh của Glenn để trở thành người Mỹ đầu tiên bay vòng quanh Trái đất, một tham vọng mà đỉnh cao là chuyến bay thành công trên con tàu Friendship 7 ngày 20 tháng 2 năm 1962.

 

 

 

The feat, which came after 10 postponements due to technical glitches or bad weather, stirred huge jubilation and, Shesol stresses, gave the country “its swagger back.”

 

Kỳ tích này -- sau 10 lần bị hoãn vì trục trặc kỹ thuật hoặc thời tiết xấu -- đã làm dấy lên niềm hân hoan tột độ và, như tác giả Shesol nhấn mạnh, đã đưa nước Mỹ “vênh vang trở lại”.

 

 

 

Glenn’s early experiences made him an ideal candidate for this cathartic role.

 

Những trải nghiệm ban đầu của Glenn khiến ông trở thành ứng cử viên lý tưởng cho vai trò giải tỏa khát vọng này.

 

 

 

The son of hard-working parents, he oozed the virtues of middle-class America.

 

Là con trai trong một gia đình cần cù, ông có những đức tính tốt đẹp của tầng lớp trung lưu nước Mỹ.

 

 

 

He taught Sunday school, married his childhood sweetheart and raised kids.

 

Ông dạy trường đạo sáng chủ nhật, cưới người yêu thời thơ ấu và cùng nuôi dạy những đứa con.

 

 

 

He enlisted in 1942 and, as a Marine fighter pilot, flew dozens of combat missions in the Pacific during World War II and in Korea.

 

Ông nhập ngũ năm 1942, và với tư cách là một phi công chiến đấu cơ Thủy quân lục chiến, đã thực hiện hàng chục chiến dịch ở Thái Bình Dương trong Thế chiến II và ở Hàn Quốc.

 

 

 

In 1957, he gained national fame for piloting a supersonic jet from coast to coast in record time.

 

Năm 1957, ông nổi tiếng trên toàn nước Mỹ khi lái máy bay phản lực siêu thanh hết chiều dài nước Mỹ trong thời gian kỷ lục.

 

 

 

Faith, patriotism and futuristic possibility hung heavily around this “everyman superman,” in Shesol’s memorable phrase, at just the moment when the newly established National Aeronautics and Space Administration selected him as one of the seven men who’d be trained for the nation’s first manned spaceflights.

 

Niềm tin, lòng yêu nước và khả năng tương lai được đặt trọng trách vào người mà Shesol gọi là “siêu nhân trong lòng nhân dân” này, khi Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ -- NASA mới thành lập đã chọn ông là một trong bảy phi công sẽ được đào tạo để lái con tàu vũ trụ đầu tiên có người lái của Mỹ.

 

 

 

Still, securing a leading role in Project Mercury was, Shesol writes, hardly assured.

 

Tuy nhiên, như tác giả Shesol viết, giành được vai trò chính trong “Dự án Mercury” không chắc chắn.

 

 

 

Just as Kennedy understood the power of symbols, Glenn knew that image counted as much as substance in the decisions about which men got the plum assignments.

 

Cũng như tổng thống Kennedy hiểu sức mạnh của các biểu tượng, Glenn biết rằng hình ảnh cũng quan trọng không kém vấn đề cốt lõi trong việc quyết định ai sẽ được nhận nhiệm vụ cao quý này.

 

 

 

To burnish his chances, he cultivated journalists and fine-tuned the persona of the “aw-shucks, homespun hero” that NASA wanted him to be, Shesol explains.

 

Để tăng cơ hội, Glenn tranh thủ các nhà báo và biến hình tượng “anh hùng xó bếp” thành hình ảnh mà NASA mong muốn, Shesol giải thích.

 

 

 

As with Kennedy, Glenn’s public face hid messier realities.

 

Cũng như với Kennedy, hình ảnh trước công chúng của Glenn che giấu những thực tế hỗn độn hơn.

 

 

 

Lengthy passages describe Glenn’s exasperation with other Mercury astronauts, including his worries that off-hours carousing in the beach communities near Cape Canaveral would tarnish the whole program.

 

Những đoạn văn dài miêu tả việc Glenn bực tức với các phi hành gia Mercury khác, bao gồm cả những lo lắng của ông rằng tiệc tùng ngoài giờ bên bãi biển gần Cape Canaveral sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ chương trình.

 

 

 

Exasperation escalated to fury when NASA chose Alan Shepard for the first manned launch in 1961.

 

Sự bực tức trở thành phẫn nộ khi NASA chọn Alan Shepard cho lần phóng có người lái đầu tiên năm 1961.

 

 

 

Shepard’s brief “suborbital” mission was nothing like the nearly five-hour flight that Glenn would accomplish a year later, but NASA’s decision gave Shepard, not Glenn, the distinction of being the first American in space.

 

Chuyến bay ngắn không hết vòng quỹ đạo của Shepard không so được với chuyến bay dài gần năm tiếng mà Glenn sẽ thực hiện một năm sau đó, nhưng quyết định của NASA đã mang lại cho Shepard, chứ không phải Glenn, danh hiệu người Mỹ đầu tiên trong không gian.

 

 

 

Shesol dwells too on Glenn’s resentment about NASA’s insistence on controlling the Mercury flights from the ground, making the astronauts more guinea pigs along for the ride than true pilots.

 

Shesol cũng nhấn mạnh việc Glenn oán giận NASA khi nhất quyết kiểm soát các chuyến bay của Dự án Mercury từ mặt đất, khiến các phi hành gia trở thành "chuột bạch" thí điểm hơn là các phi công thực thụ.

 

 

 

Glenn’s anger at NASA management spiked especially, Shesol writes, after his flight when he learned that ground controllers had decided against informing him of a potentially catastrophic malfunction in one of the spacecraft’s systems.

 

Shesol viết, sự tức giận của Glenn đối với cơ quan NASA càng tăng lên, sau chuyến bay, khi ông biết rằng cơ quan điều khiển mặt đất đã quyết định không thông báo cho ông về sự cố thảm khốc có thể xảy ra ở một trong các hệ thống của tàu vũ trụ.

 

 

 

“Mercury Rising” relates such details, not to mention the blow-by-blow of Glenn’s three orbits around the Earth, with verve, revealing Shesol’s extraordinary talent as a storyteller.

 

“Mercury Rising” thuật lại những chi tiết này, không đề cập quá tỉ mỉ ba chuyến bay của Glenn vào quỹ đạo quanh Trái đất, với giọng văn đầy cảm hứng, cho thấy tài năng kể chuyện phi thường của Shesol.

 

 

 

The only downside is that Shesol rarely breaks from his rollicking narrative to lay out the larger context or to engage the big questions his story poses.

 

Nhược điểm duy nhất là Shesol hiếm khi thoát khỏi câu chuyện hấp dẫn của mình để đưa ra bối cảnh lớn hơn hoặc đề cập tới những câu hỏi lớn hơn.

 

 

 

How did Project Mercury contribute to the 1969 moon landing or later space achievements?

 

“Dự án Mercury” đóng góp như thế nào vào cuộc đổ bộ lên mặt trăng năm 1969 hoặc các thành tựu không gian sau này?

 

 

 

What lessons did NASA learn from the way it chose or trained astronauts in the early days?

 

NASA rút ra bài học gì từ cách họ chọn hoặc đào tạo các phi hành gia trong những ngày đầu?

 

 

 

In the geopolitical realm, how did Glenn’s flight and other accomplishments in space during the 1960s alter the ebb and flow of the Cold War?

 

Ở khía cạnh địa chính trị, chuyến bay của Glenn và các thành tựu khác về không gian trong những năm 1960 đã tác động thế nào đến những biến động của Chiến tranh Lạnh?

 

 

 

The book offers no clear guidance, even though overall judgments about Kennedy’s and Glenn’s roles at the dawn of America’s space age depend on answers.

 

Cuốn sách không đưa ra câu trả lời rõ ràng, dù rằng những đánh giá tổng thể về vai trò của Kennedy và Glenn vào buổi đầu kỷ nguyên không gian của nước Mỹ phụ thuộc vào những câu trả lời này.

 

 

 

Neither does Shesol explicitly engage the question that runs through “Mercury Rising” more powerfully than any other:

 

Tác giả Shesol cũng không đưa ra câu trả lời cho câu hỏi xuyên suốt trong cuốn sách “Mercury Rising”:

 

 

 

Was the effort to launch humans into space, at its heart, more an enormously expensive public-relations exercise than a consequential scientific undertaking, as both Kennedy and Glenn seem to have suspected?

 

Liệu nỗ lực đưa con người vào không gian, về bản chất, có vẻ là cuộc diễn tập quan hệ công chúng cực kỳ tốn kém hơn là một nhiệm vụ khoa học hứa hẹn mang lại kết quả, như cả Kennedy và Glenn từng hoài nghi?

 

 

 

Recognizing that the answer might be yes does not necessarily mean that the whole endeavor lacked serious purpose.

 

Cần thừa nhận rằng, dù câu trả lời là đúng thế thì cũng không có nghĩa là toàn bộ nỗ lực không gian không có mục đích nghiêm túc.

 

 

 

As Shesol makes clear, Americans had good reason to believe that their nation was losing its edge in the late 1950s and to respond rapturously to Glenn’s flight.

 

Như tác giả Shesol nói rõ, người Mỹ có lý do chính đáng để tin rằng quốc gia của họ đang thất thế vào cuối những năm 1950 và hưởng ứng cuồng nhiệt với chuyến bay của Glenn.

 

 

 

Yet Shesol’s story raises inescapable questions about whether space exploration is quite what its enthusiasts have often claimed.

 

Tuy nhiên, câu chuyện của tác giả Shesol đặt ra những câu hỏi không thể né tránh về việc liệu chương trình khám phá không gian có đúng như những gì mà các nhà ủng hộ nhiệt thành vẫn thường tuyên bố hay không.


MERCURY RISING
John Glenn, John Kennedy, and the New Battleground of the Cold War
By Jeff Shesol
Illustrated. 416 pp. W.W. Norton & Company. $28.95.

Tags: book

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc