Vì sao cần cứu ngân hàng trong khủng hoảng tài chính?

là cầu nối quan trọng giữa người gửi tiền (tiết kiệm) và nhà đầu tư,

cứu ngân hàng là cứu cây cầu này...

Bernanke tin như vậy, bài nghiên cứu viết năm 1983, đến năm 2022 được trao giải Nobel (gần 40 năm sau)
-----

Bernanke, of course, wrote key papers on the Great Depression–the Nobel committee points especially to his 1983 paper Non-Monetary Effects of the Financial Crisis in the Propagation of the Great Depression (Các tác động phi tiền tệ của cuộc khủng hoảng tài chính trong việc lan truyền Đại Suy thoái) which showed that it wasn't just the decline of the money supply (giảm cung tiền) that mattered (ala Friedman and Schwartz) but also the decline of the credit supply (cung tín dụng). Another way of putting this is that the waves of bank failures (vỡ nợ của các ngân hàng) in the 1930s reduced the economy's ability to produce output in a way that could not be countered simply by printing more money. As Tyler and I emphasize in our textbook, Modern Principles, nominal and real shocks are often intertwined (quấn vào nhau, bện vào nhau). Bernanke then famously brought this line of thinking to his actions as head of the Federal Reserve during the 2008-2009 Financial Crises. Bernanke believed that it was critical to rescue the banks and the shadow banks not because he was beholden to financial interests (he was not a Wall Street guy) but because he believed the banks were a critical bridge between savers and investors and if that link were broken the results would be catastrophic. Bernanke rescued the banks to save the bridges.

Bài trước: Hồi đó khác

...tác nhân gây ra cuộc Đại suy thoái là sự sụp đổ chức năng trung gian tài chính - không chỉ sự suy giảm cung tiền do sự “tháo chạy” của những người gửi tiền và sự vỡ nợ của các ngân hàng (như Milton Friedman, người đoạt giải Nobel năm 1976 đã giải thích), mà cả sự sụp đổ của hoạt động tín dụng, vốn không thể kiềm chế bằng cách đơn giản là in tiền.

Các ngân hàng không thể cung cấp cho nền kinh tế nguồn lực cần thiết để duy trì mức sản lượng, hay nói cách khác, cơ chế chuyển tiết kiệm (tài sản của người gửi tiền) thành đầu tư (tín dụng) đã bị phá vỡ. Trong bối cảnh ngân hàng vỡ nợ, người gửi tiền đã tìm cách rút tiền gửi. Đến lượt mình, các ngân hàng, khi đối mặt với sự rút tiền ồ ạt của người gửi tiền, sẽ đầu tư vào các tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền mặt hơn là các khoản cho vay đối với các doanh nghiệp và hộ gia đình.

Hai kết luận được đưa ra sau đó. Thứ nhất, sự sụp đổ kinh tế là hậu quả của sự sụp đổ ngân hàng, chứ không phải ngược lại như người ta vẫn nghĩ trước đây. Thứ hai, mối quan hệ ngân hàng với người đi vay là một loại vốn tri thức (ngân hàng hiểu người đi vay, thu nhập của họ,...) bị phá hủy ngay khi ngân hàng gặp sự cố và không thể nhanh chóng khôi phục bằng cách chuyển thông tin về người đi vay cho ngân hàng khác. Có nghĩa là, sẽ mất nhiều thời gian để khôi phục hệ thống ngân hàng (và cho vay) nếu nó sụp đổ và sự phục hồi này sẽ không thể bắt đầu cho đến khi nhà nước thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự hoảng loạn của ngân hàng.
Tags: economics

2 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc