Vợ làm ôsin không lương, kinh tế kém phát triển?

Source: Thinkprogress

Theo Matthew Yglesias, một yếu tố bị bỏ qua trong câu chuyện về tăng trưởng kinh tế trên đầu người thấp ở Ý có thể gọi là Thuyết Tăng trưởng phụ nữ bình quyền (Feminist Growth Theory). Ở các nước giàu, kể cả những nước chính phủ lớn như Thụy Điển hay chính phủ nhỏ như Hoa Kỳ, vẫn có số lượng phụ nữ tham gia lực lượng lao động ở mức cao hơn. (Ở hình dưới, đường xanh tím là của nước Ý (25%-35%), đường xanh lá cây là nước Mỹ và đường đỏ là Thụy Điển)


Các nước Nam Âu (Nhật Bản cũng vậy) có quan điểm khá bảo thủ về vấn đề cơ cấu gia đình tương phản rõ rệt với các tiêu chuẩn Anglophone và Bắc Âu (Nordic) dẫn đến suy yếu sản lượng kinh tế. Đây là vấn đề lớn đối với tình trạng nợ công, vì rõ ràng không có chuyện phụ nữ Ý chỉ ngồi không và không làm việc gì cả ngày. Thật ra, họ làm việc nhà không được trả công (không được tính thuế). Cũng không nên nhầm lẫn, năng suất lao động theo giờ ở Ý thấp và đình trệ so với Mỹ và Thụy Điển, vì vậy vấn để không chỉ là cung lao động đơn thuần. Tuy nhiên tác giả vẫn nghi ngờ là việc không tận dụng được tiềm năng phụ nữ tham gia thị trường lao động là vấn đề chính dẫn đến đình trệ năng suất. Nếu chú ý đến thị trường lao động Mỹ, "ôsin"  làm việc năng suất thấp, thu nhập cũng thấp. Nếu phụ nữ trung bình đang làm việc (median working woman) bỏ việc và đi làm ôsin, còn thiệt hại hơn cho nền kinh tế. Phụ nữ làm việc như "ôsin không lương" cho chồng cũng chẳng thay đổi được phép tính, nhưng tất nhiên trong trường hợp này, ông chồng có bữa ăn ngon hơn. Tác giả chú ý rằng, ở Milan, nơi giàu hơn rất nhiều so với phần còn lại nước Ý, người đi ăn tiệm McDonald ở khắp mọi nơi.
Tags: economics

4 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc