Kế hoạch giảm tắc nghẽn xe buýt ở Singapore

Source: Economist
Minh họa: đi tàu giở cao điểm ở Nhật Bản
Nếu ai đã phải trải qua tình trạng tương tự như ở trên khi đi làm hàng ngày thì tốt nhất nên tránh giờ cao điểm. Nhưng đây lại chính là vấn đề muôn thưở (perennial) đối với hệ thống giao thông công cộng, khi mà càng có nhiều hành khách thì việc đi lại càng có vẻ như "cao điểm hơn" - càng  tập trung quanh giờ đi làm buổi sáng và buổi chiều.
Giảm tắc nghẽn trong giờ cao điểm không chỉ giảm chi phí giao thông (giảm số lượng những chuyến tàu vắng một nửa chạy ngoài giờ cao điểm, chi phí bằng với việc chạy tàu đông trong giờ cao điểm); mà còn tiết kiệm thời gian cho người tham gia giao thông, tăng năng suất lao động và kết quả công việc.

Chính quyền Singapore - nơi có 11 triệu chuyến giao thông công cộng một ngày, trung bình 35 phút mỗi chuyến, đang dự định thử nghiệm kế hoạch vào cuối năm nay nhằm giảm tắc nghẽn. Hành khách sẽ được ghi điểm (earn credit) cho mỗi chuyến đi (gấp 3 lần nếu đi ngoài giờ cao điểm) để có cơ hội nhận phần thưởng bằng tiền mặt trong chương trình xổ số hàng tuần.

Kế hoạch sẽ là việc ứng dụng ở cấp thành phố lần đầu tiên của ý tưởng được Infosys (công ty phần mềm Ấn Độ) thực hiện từ năm 2008, nhằm khuyến khích hành khách đi các xe buýt ngoài giờ cao điểm để đến trung tâm nghiên cứu của công ty ở Bangalore. Kế hoạch này, kết quả của Balaji Prabhakar - giáo sư về khoa học máy tính ở Stanford, đã tăng gấp đôi số lượng hành khách ngoài giờ cao điểm, và giảm đáng kể tắc nghẽn ở các xe buýt trong giờ cao điểm của Infosys.
Giáo sư Prabhakar nói ý tưởng hệ thống xổ số dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về kinh tế học hành vi, một người bình thường sẽ chấp nhận rủi ro hơn (risk-seeking) khi tiền cược nhỏ (stakes are small). Nếu thưởng cho mỗi người 20 xu để đi làm sớm 1 giờ, chắc chắn hầu hết sẽ từ chối. Nhưng nếu cho họ 1/50 cơ hội được thưởng 10 đô là thì sẽ hấp dẫn hơn nhiều.
Hành vi chấp nhận rủi ro thường được nhân rộng trong những nhóm nhỏ: việc thường xuyên biết những người khác trúng thưởng sẽ làm cho những người khác đánh giá cao khả năng trúng thưởng của mình. Điều này rất đúng ở Bangalore, khi những người đi xe buýt của Infosys có chung chỗ làm việc, và những người trúng thưởng được phổ biến trong toàn công ty. Kế hoạch ở Singapore nhằm tạo ra một mạng xã hội trong những người chấp nhận tham gia kế hoạch để tạo ra hiệu ứng tương tự.
Dự án hi vọng sẽ tự trang trải kinh phí. Công ty Infosys đã làm được điều này ở Bangalore khi tổng số tiền thưởng (prize pot) 100.000 rupees một tuần tăng gấp 4 trước khi lấy hết (eating up) số tiền tiết kiệm được từ việc giảm đi 8 xe buýt phải vận hành. Singapore đã tăng cường đáng kể năng lực hệ thống giao thông công cộng trong những năm gần đây với chi phí cao, vì vậy tiềm năng tiết kiệm rất lớn.

Nguyên tắc chung khi phần thưởng nhỏ sẽ tạo ra những hành vi tích cực, và tự trang trải kinh phí trong dài hạn, có thể được ứng dụng nhiều nơi. Ngoài dự án ở Singapore, giáo sư Prabhakar cũng đang thí điểm giảm tắc nghẽn ở trưởng đại học Stanford với sự tài trợ của Bộ Giao thông Vận tải Mỹ. Kế hoạch dựa trên phần thưởng hấp dẫn về khía cạnh chính trị hơn là trừng phạt. Một vài thành phố thử áp dụng thu phí tắc nghẽn giao thông (nộp lệ phí khi đi vào khu vực đông đúc) nhưng hầu hết không thành công. Người dân coi những lệ phí đó như những gánh nặng thuế má, và ảnh hưởng đến người nghèo nhiều nhất. Thay vì "đổ thêm dầu vào lửa" (fuel resentment), các kế hoạch dựa trên phần thưởng sẽ khuyến khích người dân vui vẻ thay đổi hành vi một cách tự nguyện (voluntarily and even gladly).
Tags: idea

4 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc