Vùng tranh tối tranh sáng



Những gì chủ nhà máy điện hạt nhân sợ không chỉ là bức xạ bị rò rỉ ra ngoài nhà máy Fukushima, mà cả tin xấu nữa.

Đây hoàn toàn là một thế giới khác vượt ra ngoài những rào chắn ngăn chặn đi lại không được phép vào khu vực cấm 20 km (12.5 dặm) xung quanh nhà máy điện hạt nhân Dai-ichi Fukushima. Một số ít người bên trong mặc những bộ đồ bảo vệ màu trắng như ma. Hết thị xã này đến thị xã khác bị bỏ rơi kể từ ngày 11 tháng Ba, và nhện đã chăng hàng búi tơ trên các cửa ra vào. Một bộ tóc giả màu nâu đỏ của một phụ nữ lớn tuổi nằm trên đường, có lẽ bị mất khi bà ấy đi máy bay sau thảm họa động đất, sóng thần và hạt nhân. Bên ngoài hộp đêm "Night Friend" ở Tomioka, cách 9km từ nhà máy điện hạt nhân, người viết bài này đã phải đối mặt với một con đà điểu với ánh mắt hung dữ (feral glint).

Các nhà báo được cho là bị ngăn không được vào khu vực cấm, dù nhiều người sơ tán có cảm thông, nhiều người cũng rất giận dữ với tình trạng lấp lửng của các cơ quan có thẩm quyền. Một số người dân trong số 89.000 cư dân di tản đã được cho một ngày phép để về nhà và thu thập những vật có giá trị. Đối với người ngoài, quy mô và sự thịnh vượng gần đây của các khu vực bị bỏ rơi là đáng kinh ngạc. Ngoài những cánh đồng lúa, bây giờ tràn ngập các cây bụi màu vàng (goldenrod), giờ đây còn thêm các doanh nghiệp lớn và các trường học được xây dựng tốt dành cho hàng trăm trẻ em.

Xe ô tô tuần tra dừng phương tiện qua lại. Cảnh sát đặc biệt thận trọng trong việc ngăn ngừa những người không được phép được gần nhà máy, thuộc sở hữu của công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), công ty dịch vụ công cộng lớn nhất của Nhật Bản. Không khí bí mật càng thêm dày đặc khi bạn cố gắng tiếp cận những người lao động tham gia nhiệm vụ ổn định nhà máy điện hạt nhân. Nhiều người không phải là nhân viên hưởng lương của TEPCO mà là lao động hợp đồng được trả công thấp cư ngụ ở Iwaki, ngay phía nam của khu vực cấm.

Thật dễ dàng nhận ra họ, trong những bộ đồ bảo hộ lao động bằng nylon. Họ dường như được tuyển chọn từ những nơi nghèo nhất của xã hội. Một người đàn ông gọi về nhà từ hộp điện thoại công cộng bởi vì anh ta không thể đủ tiền dùng một chiếc điện thoại di động. Một người khác có một chiếc răng cửa duy nhất. Cả hai đều không muốn nói chuyện với các nhà báo, vì một điều kiện làm việc của họ là sự im lặng. Nhưng họ chia sẻ mối quan tâm về sự an toàn. Một người kiếm được ¥ 15,000 (khoảng $ 190) một ngày dọn dẹp đống đổ nát phóng xạ tại nhà máy, nói rằng ông ta chỉ được trải qua một nửa giờ huấn luyện an toàn. Còn lại, hầu như tất cả những gì ông ta đã học được về các nguy cơ phóng xạ là từ vô tuyến.

Tại Fukushima tồn tại một hệ thống cấp bậc chặt chẽ. Chỉ có ít người là nhân viên làm công ăn lương của TEPCO. Công ty này thuê mướn những nhà thầu phụ trên cùng, từ những công ty xây dựng các lò phản ứng, chẳng hạn như Toshiba và Hitachi. Những công ty này, đến lượt mình lại hợp đồng thầu phụ cho công nhân xây dựng và kỹ sư, những người này ký hợp đồng phụ thêm, xuống đến các băng nhóm nhỏ những người lao động được tuyển dụng bởi một ông chủ duy nhất. Một số công ty cấp thấp hơn có thể có quan hệ với yakuza (mafia Nhật Bản), và trong số những người được trả lương thấp nhất là thành viên của cộng đồng thiểu số burakumin, những người từ lâu đã bị phân biệt đối xử.

Những người ủng hộ lao động nói rằng những người ở bậc thấp hơn đặc biệt dễ bị tổn thương. Họ thường không có bảo hiểm sức khỏe, lương hưu hoặc các lợi ích dành cho lao động dôi dư của công ty. Hiroyuki Watanabe, một ủy viên hội đồng Iwaki đang vận động để bảo vệ công nhân Dai-ichi, có trong tay tài liệu cho thấy mức độ tích lũy phơi nhiễm bức xạ của người lao động. Trong hai tháng, mức phơi nhiễm tích lũy đã đạt gần 33 millisieverts, hoặc 1/3 mức cho phép thông thường đối với những người làm việc về tai nạn hạt nhân trong một năm. Ông Watanabe báo cáo nhiều vi phạm an toàn. Công nhân lội qua nước bị ô nhiễm phàn nàn rằng ủng của họ bị thủng. Một số không được hướng dẫn khi nào cần thay đổi các bộ lọc trên mặt nạ an toàn.

Ông Watanabe tin rằng TEPCO là đang làm ẩu (cutting corners) vì thiếu tiền. Ngay cả các dụng cụ cơ bản như cờ lê (wrenches) cũng thiếu. TEPCO được che chắn do thiếu sự giám sát của các phương tiện truyền thông. Ủy viên hội đồng này cho thấy văn bản của TEPCO mà một ông chủ địa phương đã ký. Điều khoản 4 cấm tất cả các cuộc thảo luận công việc với người ngoài. Tất cả các đề nghị phỏng vấn truyền thông phải bị từ chối.

Những người ở nấc thang cao hơn được đối xử tốt hơn - mặc dù họ cũng đã tuyên thệ phải giữ bí mật. Một kỹ sư, người đã đóng vai trò tuyến đầu trong việc giúp đỡ làm lạnh ba lò phản ứng của Fukushima đã vô tình nói với The Economist. Một người đàn ông da đen ở tuổi 50, ông đã làm việc trong các trạm năng lượng hạt nhân trong 25 năm. Sau khi ông nghe nói về vụ tai nạn, ông biết nó là nhiệm vụ của mình để giúp đỡ, bởi vì rất ít người hiểu làm thế nào để chạy hệ thống lò phản ứng. Bất chấp phản đối của gia đình, ông đã đến nhà máy Dai-ichi vào tháng năm. Ông cho biết, công việc khó khăn nhất lúc đó đã được thực hiện bởi những người lao động cấp thấp. Ông nói họ phải dọn dẹp rất nhiều đống đổ nát, họ thường bị ngất bất thần dưới sức nóng của thiết bị bảo vệ của họ. Khi được đưa ra khỏi xe cứu thương, thường ngày hôm sau họ mới khỏe lại.

Ông cho biết, tháng căng thẳng nhất của ông là vào tháng Sáu và tháng Bảy, khi đống đổ nát đã được dọn sạch để ông có thể làm việc trên hệ thống. Các ca làm việc 7 giờ thường bao gồm một giờ làm-một giờ nghỉ. Trước khi bắt đầu, ông phải mặc hai bộ quần áo bảo hộ, bốn cặp găng tay và mũ bảo hiểm với bộ máy thở, tất cả đã được bịt kín để không phần nào của da bị hở. Vào cuối mỗi giờ, ông phải cởi bỏ các lớp bảo vệ và thay thế chúng bằng những cái mới trước khi bắt đầu một lần nữa. (TEPCO cho biết, với sự quan tâm chi ly như vậy, họ đã có 480.000 bộ bảo vệ như vậy cần hủy bỏ.) Ông nói, trong những tháng bận rộn nhất, quy tắc một giờ làm-một giờ nghỉ không được áp dụng nữa. "Mặc dù tất cả mọi người thực sự cố gắng đến mức tốt nhất, hầu hết những người tại trụ sở TEPCO không hề biết gì về những gì đang diễn ra. Không một ai có bất kỳ ý nghĩ nào về những điều kiện chúng tôi làm việc". Nhưng sau đó ông nói thêm: "Tôi sẽ không rời bỏ cho đến khi tôi kết thúc công việc này. Không bao giờ. "

Bên bờ vực phá sản
Các quan chức chính phủ Nhật nói rằng một số hành vi vi phạm an toàn ở mức độ thấp có thể được biện minh, cho rằng TEPCO đang trong tình trạng chiến tranh (on a war footing?) và ưu tiên hàng đầu của công ty là ổn định các lò phản ứng. Tuần này, Yasuhiro Sonoda của Đảng Dân chủ cầm quyền Nhật Bản đã uống một ly nước từ nhà máy Dai-ichi trong nỗ lực nhằm giảm nhẹ mối quan tâm về sự an toàn của nhà máy. Ngày 01 tháng 11, Chính phủ Nhật cũng nói rằng họ có ý định mời các nhà báo tới Dai-ichi lần đầu tiên, mặc dù họ thông báo mù mờ không khuyến khích phụ nữ tới nhà máy (vì lý do sức khỏe, và bởi vì không có nhà vệ sinh nữ (loo) tại nhà máy). Ngày hôm sau, TEPCO đã báo cáo những dấu hiệu phân hạch hạt nhân bất ngờ của một trong các lò phản ứng bị thiệt hại, buộc họ phải bơm thêm axit boric chống rò rỉ bức xạ mới. Giá cổ phiếu của TEPCO đã giảm mạnh.

Mớ hỗn độn tại Dai-ichi được phản ánh trong báo cáo tài chính của TEPCO. Một kế hoạch bị rò rỉ trong đó Chính phủ đề xuất cắt giảm chi phí 2,5 nghìn tỷ Yên hơn mười năm. Các quan chức chính phủ nhấn mạnh họ sẽ không cho phép công ty làm ẩu về liên quan đến vấn đề an toàn. Tuy nhiên, TEPCO dự kiến ​​sẽ mất 570 tỷ Yên trong năm tài chính này, và khó có khả năng trả nợ. Chính phủ được dự kiến sẽ xác nhận hỗ trợ lớn cho TEPCO vào 04 Tháng 11, khi bơm thêm 1 nghìn tỷ yên, chủ yếu để giúp 89.000 người sơ tán.

Đối với những người buộc phải rời nhà do ảnh hưởng của thảm họa, hỗ trợ đền bù không thể có ngay. Nhưng càng ngày họ càng chán ngấy với bức màn bí mật bao phủ quanh nhà máy Fukushima và các thị trấn và những ngôi làng bị bỏ rơi nơi gia đình họ đã sống trong nhiều thế kỷ. Các phương tiện truyền thông càng ít đề cập, họ càng lo ngại rằng số phận của họ sẽ bị lãng quên và TEPCO sẽ ít chịu áp lực để có mức bồi thường thỏa đáng. Điều đó dường như là một trong những lý do một số người đang bắt đầu quyết đòi công lý trong tay mình (take the law into their own hands) và tìm cách đưa các nhà báo vào vùng cấm.

Sơn Phạm
The Economist
Tags: japan

5 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc