Từ đỉnh cao tới vực sâu

Từng thống lĩnh toàn cầu, các công ty điện tử Nhật Bản đang sụp đổ


Ở khu mua sắm sang trọng Ginza của Tokyo, khách hàng tập trung đông đúc ở cửa hàng Apple, trong khi đó các phòng trưng bày Sony gần đó không có sự sống như lăng mộ. Trong những ngày gần đây, các công ty tiện ích lớn nhất Nhật Bản cho biết họ có thể sẽ mất tổng cộng $ 17 tỷ trong năm tài chính 2011. Chỉ riêng Panasonic có thể sẽ mất $ 10 tỷ. Trong khi đó, công ty Samsung của Hàn Quốc được hưởng lợi nhuận 15 tỷ USD và công ty Apple của Mỹ thu về $ 22 tỷ USD.

Từ năm 2000, năm công ty điện tử lớn nhất Nhật Bản đã mất đi hai phần ba giá trị của họ (xem biểu đồ). Điều gì đã khiến các công ty này suy yếu? Một phần do chi phí cao và đồng yên lên giá mạnh. Thêm vào đó, một sự thay đổi pháp lý gần đây ngăn không cho họ thu về các khoản chiết khấu thuế họ đã tính vào sổ sách. Tuy nhiên, tình trạng yếu kém có nguồn gốc sâu xa hơn thế.

Quá nhiều công ty Nhật Bản sản xuất các mặt hàng giống nhau. Không ít hơn tám công ty sản xuất điện thoại di động, hơn mười công ty sản xuất nồi cơm điện và sáu công ty sản xuất vô tuyến truyền hình. Sự chồng chéo dẫn đến không hiệu quả: nghiên cứu và phát triển bị trùng lặp, làm giảm tính kinh tế nhờ quy mô và phá hủy quyền định giá.

Các công ty thường trụ lại ở các thị trường nơi mà họ không thể cạnh tranh. Điều này lãng phí một lượng vốn khổng lồ. Thay vì gắn bó với những gì họ làm tốt nhất, các công ty bị chảy máu mảng mạnh nhất của mình để nuôi các mảng thua lỗ. Điều này là không bền vững. Cơ quan xếp hạng Fitch gần đây đã đánh tụt hạng các khoản nợ của Panasonic và Sony chỉ còn trên tình trạng junk một nấc và đặt các khoản nợ của Sharp vào triển vọng tiêu cực.

Để hiểu tại sao ngành công nghiệp điện tử một thời hùng mạnh của Nhật Bản trở nên mềm yếu (flabby), hãy xem xét câu chuyện của NEC. NEC từng được coi là một trong những công ty IT và viễn thông lớn nhất thế giới, nhưng nó đã không thích ứng với thời đại thay đổi. Cổ phiếu của NEC đã giảm 90% trong thập kỷ qua và 40% chỉ trong năm vừa qua. Công ty đã bực tức từ kế hoạch tái cơ cấu này cho tới kế hoạch khác. Lần gần đây nhất là ngày 26 tháng 1, khi công ty dự báo lỗ 100 tỷ Yên ($ 1.300.000.000) thay vì lợi nhuận 15 tỷ yên trong năm tài chính, và cho biết công ty sẽ phải sa thải 10.000 nhân viên, khoảng 9% lực lượng lao động.

Đối với hầu hết thời gian kể từ khi công ty được thành lập vào năm 1899, khách hàng chính của Công ty Nippon Electric (NEC) là nhà nước. Vì vậy, nền văn hóa riêng của NEC từ lâu đã quan liêu. Khi thị trường viễn thông của Nhật Bản đã được tự do hóa trong những năm 1990, nhà mạng độc quyền trước đây, NTT, đã buộc phải cạnh tranh. Tuy nhiên, NEC không phải vậy mà hoàn toàn ngược lại. NTT yêu cầu thông số kỹ thuật cao chuyên ngành từ các nhà cung cấp của họ và NEC đã hạnh phúc khi tung ra những tiêu chuẩn không dây và các giao thức báo hiệu phức tạp kỳ lạ cho NTT, bởi vì NTT - khách hàng khổng lồ của họ đảm bảo doanh số bán hàng lớn ở mức chênh lệch (margin) thanh toán tất cả các chi phí nghiên cứu và phát triển của NEC. Hơn nữa, nhu cầu kỹ thuật của NTT như một rào cản gia nhập cho cả đối thủ trong nước và nước ngoài.

Đó là sự sắp xếp thoải mái (cosy arrangement), nhưng nguy hiểm trong dài hạn. Đó là công ty NEC không dễ dàng sửa đổi các công nghệ phức tạp bán cho NTT để bán cho các khách hàng khác. Thật vậy, NTT coi việc bán hàng cho các đối thủ khác trong nước như là một hành động phản bội và đe dọa cắt giảm đơn đặt hàng nếu NEC bán quá nhiều. Những mối quan hệ cũ này vẫn còn mạnh mẽ, ngay cả hiện tại, NEC nắm giữ khoảng ¥ 2,6 tỷ cổ phiếu của NTT.

Làm việc cho NTT, NEC không thu được nhiều kinh nghiệm trong việc làm thế nào để vận hành thiết bị của nó bên trong một mạng. Điều này làm cho NEC khó có thể có phi vụ kinh doanh nào bên ngoài Nhật Bản, nơi các nhà khai thác thường muốn các nhà cung cấp giúp vận hành các thiết bị. Các dịch vụ này mang lại doanh thu định kỳ với lợi nhuận cao. NEC đã sa lầy với các phần cứng - nhanh chóng trở thành mặt hàng kinh doanh lợi nhuận thấp.

NEC cũng làm việc với NTT DoCoMo, một nhà điều hành điện thoại di động tách ra của NTT. Điều này cũng giống như câu lạc bộ. NTT DoCoMo không cho phép các nhà sản xuất đưa ra những sản phẩm của mình để cạnh tranh với nhau. Thay vào đó, NTT DoCoMo đòi hỏi tính năng cụ thể từ mỗi công ty trong số họ, và cố gắng để giữ cho tất cả các công ty trụ được (afloat). Ví dụ, một nhà sản xuất được hướng dẫn để sản xuất một máy ảnh cơ bản trong một chiếc điện thoại siêu mỏng, trong khi một nhà sản xuất khác được yêu cầu làm cho một máy ảnh cao cấp cho một "viên gạch" (điện thoại rẻ tiền).

Điều này giúp giải thích tại sao thị trường điện thoại của Nhật Bản bị "hiệu ứng Galapagos". Công nghệ của Nhật Bản phát triển trong sự cô lập và phải đấu tranh để thành công ở nơi khác. Nhật Bản sản xuất gần 30 triệu thiết bị cầm tay một năm, nhưng bán rất ít ở nước ngoài.

Sau khi tự do hóa, NTT đã phải cắt giảm chi phí. NEC thấy thu nhập của mình giảm đi, nhưng vẫn sống tốt (life was still comfortable). Vì vậy, công ty không bận tâm với những cải cách mạnh mẽ mà các nhà sản xuất thiết bị viễn thông khác thực hiện. Khi công ty cố gắng đa dạng hóa, họ đã đã gặp rắc rối: việc mua lại Packard Bell - một nhà sản xuất máy tính Mỹ trong những năm 1990 đã bị thất bại. Vì vậy, NEC, chủ yếu chỉ quanh quẩn trong Nhật Bản.

Mặc dù quản lý nặng nề, NEC đã có kỹ thuật tuyệt vời. Công ty từng cạnh tranh với Cray và IBM trong việc xây dựng siêu máy tính nhanh nhất thế giới. Bí quyết công nghệ của NEC là mấu chốt cho sự thành công của chương trình không gian, vệ tinh của Nhật Bản. Tuy nhiên, đây là những thị trường nhỏ. Phòng thí nghiệm nghiên cứu của NEC có thể là một trong những phòng thí nghiệm tốt nhất trên thế giới, nhưng nó đã bị buộc phải cắt giảm của ngân sách nghiên cứu và phát triển trong năm nay xuống còn một nửa mức độ năm 2008.

Khi những khó khăn của NEC nổi lên, công ty đã phải bán tài sản, bao gồm cả cổ phần trong bộ phận sản xuất màn hình LCD, điện thoại di động và bộ phận sản xuất máy tính cá nhân. Dần dần, công ty thu về ít hơn. Và NEC cũng chưa rời bỏ hẳn mà vẫn giữ lại cổ phần thiểu số.

Ngày nay, ít có sản phẩm nào của NEC mà các công ty khác không sản xuất. Nhưng ở Nhật Bản, NEC không phải là duy nhất. Điện thoại di động và TV LCD của Sharp phải cạnh tranh với Panasonic, Sony, Toshiba và Hitachi. Tất cả đang mất thị phần vào tay Samsung và Apple. "Khi các công ty khác của Nhật Bản nhìn vào NEC, họ không thể nghĩ đó chỉ là vấn đề của NEC," một đại gia trước đây tại một công ty điện tử lớn nói. Các công ty xử lí thế nào vấn đề này? Ông ta nhìn đi chỗ khác và thở dài. "Mọi người đều biết chúng ta cần phải thay đổi, và không ai có thể thực hiện thay đổi".

Source: Economist
Tags: japan

6 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc