Lời nguyền tỉ giá

Liệu Nhật Bản có thể phá vỡ lời nguyền tỉ giá (yen-won)?

Tỉ giá mạnh của đồng yên, đặc biệt là đối với đồng won của Hàn Quốc, đã khiến các công ty điện tử Nhật Bản lấm mực đỏ (thua lỗ) trong những năm gần đây. Bây giờ nó đã gây đổ máu. Ngày 27 tháng 2, Elpida - công ty Nhật Bản sản xuất các chip bộ nhớ DRAM, đã đệ đơn yêu cầu phá sản lớn nhất tại Nhật Bản kể từ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Đối tượng hưởng lợi chính của sự sụp đổ này là công ty Samsung của Hàn Quốc.

Không ai có thể cho rằng Samsung đánh bại Elpida chỉ dựa trên lợi thế tỉ giá. Gã khổng lồ điện tử Hàn Quốc nhanh hơn và táo bạo hơn so với nhiều đối thủ cạnh tranh Nhật Bản. Tuy nhiên, tỷ giá yen / won đã cực kì thuận lợi cho các công ty xuất khẩu của Hàn Quốc, kể từ khi bắt đầu của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào giữa năm 2008 (xem biểu đồ). Trong thời gian đó, đồng won đã mất khoảng 50% về giá trị so với đồng yên, giúp các công ty Hàn Quốc cạnh tranh với các công ty Nhật Bản dễ dàng hơn về giá cả và thúc đẩy Hàn Quốc trở lại tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, đồng yên cứ như một lời nguyền. Kinh tế Nhật Bản càng khó khăn, đồng yên càng lên giá mạnh.

Đó là lý do tại sao các nhà xuất khẩu Nhật Bản đang thở dài nhẹ nhõm khi đồng yên giảm 10% giá trị so với đồng won từ mức cao kỉ lục gần đây nhất hồi đầu tháng Mười. Sự sụt giá này của đồng yên đã vượt quá sự giảm giá của nó so với đồng đôla và đồng euro. Các yếu tố chính có thể là một thay đổi trong chấp nhận rủi ro toàn cầu: đồng won tăng thường là phong vũ biểu của tâm lý bầy đàn. Nhưng các chuyên gia tiền tệ cho rằng sự sụt giá đồng yên dường như đã được tạo đà hơn do tuyên bố gần đây của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) cam kết mua trái phiếu chính phủ cho đến khi gần mục tiêu mới về lạm phát ở mức 1%, cũng như bởi thâm hụt thương mại kỷ lục trong tháng Giêng. Nicholas Smith của công ty CLSA, một nhà môi giới, tin rằng mức tăng thanh khoản thêm này có thể chảy sang thị trường tài sản Nhật Bản: ngày 29 tháng 2, chỉ số Nikkei của thị trường chứng khoán Nhật Bản, đạt mức cao nhất trong ngày kể từ bảy tháng qua.

Ngân hàng trung ương Nhật Bản hiển nhiên quan tâm tới tỷ giá yên / đô la hoặc yên / euro hơn so với tỉ giá yên / won. Trong điều kiện giao dịch tài chính, những tỉ giá này quan trọng hơn rất nhiều. Nhưng nếu xét từ khía cạnh công nghiệp và các công ty xuất khẩu lobby mạnh mẽ ở Nhật Bản, tỷ giá yên / won cũng quan trọng không kém. Lấy ví dụ như sự đối đầu giữa Sony với Samsung hay Honda với Hyundai. Từ phía Nhật Bản, các công ty Hàn Quốc là đối thủ cạnh tranh khốc liệt trên toàn cầu hơn so với các công ty Mỹ.

Trong tương lai, một số người hoài nghi nghi ngờ rằng Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) sẽ có thể không hạ giá đồng won nữa. Tuy nhiên, Daniel Hui của HSBC tin rằng đồng won Hàn Quốc có lẽ còn tiếp tục lên giá so với đồng yên. Ông nói một phần do Hàn Quốc dường như cảm thấy thoải mái với mức dự trữ ngoại hối của mình, và cũng do các nhà xuất khẩu có đủ tự tin vào khả năng phục hồi của họ mà không cần dựa vào đồng won giá rẻ. Một yếu tố khác có thể dẫn đến việc đồng yên hạ giá hơn nữa so với đồng won. Các công ty xuất khẩu Hàn Quốc đã tích cực hơn hơn so với các công ty Nhật Bản trong việc khai thác thị trường mới ở châu Á, điều này cần một đồng yên siêu rẻ để các công ty Nhật có thể bắt kịp trong những thị trường này, làm giảm áp lực cho Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc.

Sơn Phạm
The Economist
Tags: japan

5 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc