Nghĩa trang Bukit Brown

Người dân Singapore tập hợp để bảo vệ những người đã khuất, và di sản của họ.

Nghĩa trang còn tồn tại đến ngày nay như là một phép lạ. Ở giữa Singapore, ngay phía bắc của đường cao tốc Pan-Island, là khu nghĩa trang rộng 0,9 km vuông, cây xanh tươi tốt, đầy tiếng chim hót, và khoảng 80.000-100.000 ngôi mộ. Được đặt theo tên một thương gia người Anh sống ở gần đó trong thế kỷ 19, nghĩa trang Bukit Brown là một trong những nghĩa địa lớn nhất thế giới của người Trung Hoa bên ngoài lục địa.

Yên bình, thậm chí có phần huyền diệu, nghĩa trang là nơi lui tới của những người đi dạo, chạy bộ, đi xe đạp và, đặc biệt vào thời điểm này trong năm, trước lễ tảo mộ Thanh Minh đầu tháng tư, của những người con hiếu thảo, mang theo cây chổi và "tiền âm phủ" để đốt tưởng nhớ người đã khuất.

Một số ngôi mộ có từ những năm 1830, hoặc, như các chữ khắc trên ngôi mộ cho biết, đã có từ triều đại của hoàng đế Đạo Quang (Daoguang?), hoàng đế thứ sáu của triều đại nhà Thanh, Trung Quốc (?). Thời đó cũng là lúc không lâu sau khi Sir Stamford Raffles tuyên bố đảo thuộc về người Anh. Nghĩa trang là nơi yên nghỉ những người tiên phong và anh hùng của Singapore, những người đã hy sinh trong cuộc chiến tranh với Nhật Bản và cuộc đấu tranh thương mại khi buôn bán luôn là huyết mạch của hòn đảo. Ngôi mộ lớn nhất của ông Ong Sam Leong, người đã qua đời vào năm 1917, có một tài sản kếch sù nhờ cung cấp độc quyền lao động cu li (coolie) cho các mỏ phosphate trên đảo Christmas.

Giống như nhiều ngôi mộ khác, nghĩa trang được bảo vệ không chỉ bởi các bức tượng thú dữ, chàng trai vàng và thiếu nữ ngọc, mà còn bởi bức tượng vệ sĩ người Sikh oai nghiêm. Nghĩa trang cũng có 24 trụ gạch minh họa lòng hiếu thảo: một phụ nữ cho mẹ chồng bú sữa chứ không phải em bé sơ sinh đang đói của cô, một cậu bé đào hang bên ngôi mộ của cha mẹ để an ủi họ trong cơn giông bão; người con trai nếm phân của cha mình để biết được tình trạng sức khỏe của cha.

Những ngày này, Bukit Brown là nơi lui tới những nhà hoạt động ít ai nghĩ tới: con cháu, những người đam mê di sản và những người yêu thích thiên nhiên, tất cả đều hy vọng sẽ thuyết phục chính phủ không nên xây một con đường tám làn xe dự kiến xuyên qua mảnh đất độc đáo duy nhất trong lịch sử Singapore. Lộ trình cuối cùng của con đường sẽ sớm được công bố.

Các dải nhựa màu đỏ và trắng xâu thành chuỗi từ các cột đánh dấu hành lang con đường dự kiến. Những cột gỗ có số đánh dấu các ngôi mộ có khả năng là nơi con đường đi qua. Bộ Phát triển Quốc gia của chính phủ nói rằng dưới 5.000 ngôi mộ sẽ bị ảnh hưởng, và tất cả sẽ được khai quật.

Nhưng những nhà vận động nói con đường sẽ cắt Bukit Brown làm hai, hủy hoại đặc tính của nó. Cuối cùng thì, nghĩa trang sẽ được lấy đất để xây nhà ở. Dân số của Singapore đã tăng gấp đôi trong 30 năm qua, 5.2 triệu, và dự kiến ​​sẽ tăng lên 6,5 triệu vào năm 2050. Chính phủ ưu tiên những người sống hơn những người đã chết.

Nhờ vào mạng Internet, các chiến dịch sôi động nâng cao nhận thức của người Singapore về Bukit Brown đã gây áp lực lên chính quyền. Tuy nhiên, chỉ có dưới 2.000 người đã ký đơn thỉnh nguyện. Bukit Brown bây giờ đã thực sự cần đến một phép màu.

Sơn Phạm
The Economist
Tags: travel

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc