Tham vọng của Uniqlo

Đối thủ Nhật Bản của Zara đang củng cố nhằm chinh phục thị trường Trung Quốc.

Những người Nhật Bản thời trang có vẻ coi thường quần áo giá rẻ của Uniqlo. Thậm chí còn có từ lóng "bạn đã bị bắt gặp [mặc quần áo] Uniqlo". Sinh viên hét lên "unibare!" khi họ nhìn thấy một người phạm tội.

Tadashi Yanai, người sáng lập Uniqlo, thừa nhận rằng thương hiệu của mình có một hình ảnh tốt hơn ở nước ngoài hơn so với ở Nhật Bản. Vì vậy, vào ngày 16 tháng 3, ông đã mở cửa hàng lớn nhất chưa từng có của mình ở Ginza, đường phố sang trọng nhất của Tokyo. Ông cũng đã mở một cửa hàng sang trọng ở New York để khiến cho quần áo của công ty trở nên quyến rũ hơn. Bây giờ ông Yanai muốn gây ấn tượng với không chỉ những người mua hàng Nhật Bản mà cả những người Trung Quốc nữa.

Giống như Inditex, công ty Tây Ban Nha sở hữu thương hiệu Zara, ông Yanai đang đánh cược lớn vào châu Á. Ông dự định sẽ mở 100 cửa hàng ở châu Á (ngoài Nhật Bản) trong năm nay, tăng lên đến 200-300/năm trong vài năm tới. Mục tiêu của ông Yanai là Uniqlo sẽ tạo ra hầu hết các khoản thu ở nước ngoài trong vòng bốn năm. Năm ngoái, doanh thu bán hàng của Uniqlo ở Nhật Bản là ¥ 600 tỷ yen ($ 7 tỷ USD),  trong khi doanh số bán hàng ở nước ngoài ít hơn 1/6 con số đó.

Cách tiếp cận của Uniqlo hoàn toàn khác với của Zara. Trong khi công ty Tây Ban Nha theo đuổi mỗi phong cách thời trang thoáng qua, Uniqlo dựa vào khối lượng lớn hàng chất lượng cao, giá rẻ, chẳng hạn như vải bông (fleece?) và quần jeans, có thể mặc được tất cả các mùa. Nhưng Uniqlo còn xa mới ở đẳng cấp toàn cầu. Theo bà Yukimi Oda, của công ty Morgan Stanley MUFG ở Tokyo, doanh số bán hàng của Fast Retailing - công ty mẹ của Uniqlo , là khoảng 60% doanh số của hai đối thủ lớn nhất của nó, Inditex và H&M của Thụy Điển, nhưng lợi nhuận hoạt động chỉ bằng 1/3. Bà Oda dự đoán quy mô lớn hơn ở châu Á sẽ tăng cường lợi nhuận. Bà hy vọng số lượng các cửa hàng Uniqlo tại Trung Quốc năm tới sẽ vượt số cửa hàng của Zara và H&M, như Uniqlo đã đạt được ở Hàn Quốc.

Uniqlo có ba lợi thế. Nhật Bản là gần Trung Quốc hơn so với Tây Ban Nha. Nhật Bản cũng gần gũi về văn hóa hơn. Hình thể và phong cách của người Nhật Bản tương tự với người Trung Quốc. Ngay cả thời tiết cũng tương tự. Quần áo Uniqlo công nghệ cao làm cho người mặc đổ mồ hôi ít hơn trong mùa hè oi bức, nên rất tiện dụng. Và trở nên giống Nhật Bản có ấn tượng đối với những người phong cách thời trang của châu Á nếu không liên quan đến chủ nghĩa dân tộc.

Nhưng Roy Larke của JapanConsuming - một công ty nghiên cứu thị trường, nói rằng hình ảnh "Nhật Bản là phong cách" mà Uniqlo mang đến cho các nước khác ở châu Á sẽ không kéo dài mãi. Ông tin rằng Uniqlo cuối cùng sẽ phải bắt chước như Zara theo đuổi phong cách thời trang. Tuy nhiên, cửa hàng ở Ginza có thể thêm một chút quyến rũ rất cần thiết vào thời gian này.

Source: Economist

22 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc