Chiếc nhẫn của Gyges

Câu chuyện bắt nguồn từ cuốn Cộng hòa của Plato. Một học trò tên là Glaucon đã kể câu chuyện đó để đáp lại một bài học của Socrates, là nhân vật cũng như Adam Smith, cho rằng con người nói chung là lương thiện thậm chí ngay khi không có quy định nào ràng buộc. Glaucon, đã không tán đồng ý kiến đó. Chuyện của anh ta kể về một người chăn cừu tên là Gyges là người vô tình bị rơi vào một cái hang bí mật có một thi hài bên trong có đeo một chiếc nhẫn. Khi Geges đeo chiếc nhẫn đó vào tay mình, anh ta nhận ra chiếc nhẫn đã làm anh trở nên vô hình. Do không ai biết được hành vi của anh ta, Gyges đã tiếp tục thực hiện những điều tồi tệ - quyến rũ Hoàng hậu, giết Vua, và nhiều tội ác khác nữa. Câu chuyện của Glaucon đặt ra một vấn đề đạo đức: con người có thể chống lại sự cám dỗ tội lỗi không nếu anh ta biết hành động của anh ta không bị ai chứng kiến? Glaucon có vẻ như đã nghĩ rằng câu trả lời là không, nhưng Paul Feldman biết câu trả lời, ít nhất 87% là có.

Paul Feldman: làm việc cho Hải quân Mỹ, thường mang bánh vòng cho mọi người ở cơ quan. Năm 1984 ông bỏ việc và đi bán bánh vòng cho các khu văn phòng xung quanh Washington. Cứ buổi sáng ông đặt bánh vòng và kem tại các văn phòng và bảng giá 1 đô la mỗi chiếc bánh có cả phomat kem. Ông kỳ vọng thu lại được 95% lượng tiền của số bánh bán ra, nhưng thực tế tỷ lệ trung bình đạt được ở tất cả các văn phòng là 87%, con số thể hiện sự tự giác của những người ăn xong trả tiền khi không có sự giám sát của người bán hàng. Ngoài ra, ban đầu, Feldman để một chiếc giỏ mở để đựng tiền, nhưng tiền thường xuyên biến mất. Sau đó, ông đã dùng một lo cà phê với khe nhét tiền trên nắp bằng nhựa, nhưng cũng thấy không ổn. Cuối cùng, ông đã phải làm những chiếc hộp gỗ dán nhỏ với một khe trên đầu. Mỗi năm ông sử dụng 7.000 chiếc hộp và trung bình chỉ mất đi một hộp.
P. 87 - Freakonomics
Tags: thinking

2 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc