Thiền và nghệ thuật sản xuất xe ôtô


Các công ty Nhật nổi tiếng với sự lành nghề. Nhưng họ cũng cần nghệ thuật quảng cáo (showmanship) nữa.

Ở Nhật Bản, các công ty được xây dựng để trường tồn. Công ty lâu đời nhất thế giới là một công ty xây dựng Nhật Bản, Kongo Gumi, có lịch sử ra đời từ năm 578. Hơn 14 thế kỉ sau, công ty vẫn tập trung vào lĩnh vực chính của mình: duy tu (upkeep) các ngôi chùa Phật giáo ở Osaka. Nhiều công ty Nhật Bản cũng có những nguyên tắc nền tảng được các nhân viên nằm lòng. Chủ đề chung thường là trường tồn, kiên định và liêm chính. Chạy theo lợi nhuận thuần túy vẫn bị coi là dơ bẩn (grubby) ở Nhật Bản, tương tự như hỉ mũi nơi công cộng.

Trong thế giới nguyên sơ này, tạo nên đồ vật được coi là đạo đức hơn việc bán đồ vật đó. Đây không chỉ là đặc điểm riêng của Nhật Bản: ở thung lũng Silicon, các hacker không muốn lẫn với những người chỉ bán hàng rong (hawker). Nhưng ở Nhật Bản, kỹ thuật được tôn kính như tôn giáo; quả thực, ý tưởng bất cứ thứ gì cũng có thể sửa (tinker) để hoàn thiện hơn có lẽ xuất phát từ Thiền. Không mấy chú trọng tới tiếp thị. Trong thế giới các thương hiệu toàn cầu, đây là một sai lầm. Các doanh nghiệp Nhật Bản cần giỏi nghệ thuật kể chuyện nữa.

Đây sẽ là công việc khó khăn (uphill slog), vì sự thiên lệch này bắt đầu từ khi còn trẻ. Được mời đến một trường kĩ thuật ở phía Bắc Tokyo năm ngoái, Schumpeter đã ngạc nhiên khi các học sinh tay đầy dầu mỡ trình diễn một chiếc xe chạy xung quanh sân 620 km/1 lít xăng tại hội thảo. Tuy nhiên, khi được hỏi các em sẽ định bán chiếc xe này như nào, các em đã không trả lời được.

Toyota, công ty sản xuất ô tô lớn nhất Nhật Bản, là điển hình về sự sùng bái các kĩ sư. Một người phát ngôn của công ty gần đây giải thích rất dài về một nhà cung cấp đã phát minh ra tay lái mới bằng tre (được đánh bóng bằng tay) cho chiếc Lexus GS450 như thế nào. Cuộc nói chuyện sau đó chuyển sang Phật giáo thế kỉ 18 - không phải là chủ đề phổ biến trong thương mại môtơ toàn cầu. Mục tiêu của người phát ngôn nhằm cho thấy sự lành nghề cổ xưa, vốn ăn sâu trong văn hóa Nhật Bản, cũng là một phần không tách rời trong văn hóa Toyota. Thông điệp ẩn sau đó là ở Nhật Bản chỉ có Toyota sản xuất được chiếc xe hoàn hảo và tự nó với chất lượng tốt như vậy sẽ bán được.

Đối với nhiều công ty sản xuất Nhật Bản, khái niệm này đúng trong nhiều năm. Một khi các nhóm nhân viên bán hàng Nhật Bản chăm chỉ mở được thị trường châu Mỹ và châu Âu những năm 1970, người tiêu dùng phương Tây đã nhanh chóng bị thuyết phục bởi chất lượng, thiết kế và giá cả của Nhật Bản, đó có thể là những chiếc xe tiết kiệm nhiên liệu hay các thiết bị điện tử sành điệu như Sony Walkman hay Nintendo DS.

Giờ đây hàng hóa Nhật Bản khó bán hơn. Đồng yên mạnh đã khiến chúng trở nên đắt đỏ. Các công ty đối thủ Hàn Quốc đã nhanh hơn trong việc đầu tư ý tưởng mới, áp dụng công nghệ mới và trả tiền cho nhà cung cấp cũng nhanh hơn. Điều này khiến các công ty sáng tạo-kể các các công ty Nhật Bản-mong muốn hợp tác với các công ty như Samsung, Hyundai và LG hơn. Tại các thị trường mới nổi như Trung Quốc, hàng hóa Nhật Bản bị coi là quá kĩ thuật đối với túi tiền những người tiêu dùng bình dân, hoặc thiếu sự hào nhoáng (bauble) đủ để khiến những người mới giàu hào hứng. Hơn nữa, thị trường nội địa thu hẹp (shrivel) khiến các công ty khó khăn trong việc dựa vào những người tiêu dùng khó tính làm giám khảo công tâm về gu sở thích.

Bán linh hồn, nếu cần thiết
Điều mà nhiều công ty Nhật Bản thiếu đó là thói quen lắng nghe người tiêu dùng, và khả năng để bán cho họ chính xác những gì họ mong muốn sở hữu. Điều này có thể được thực hiện theo hai cách. Cách thứ nhất là để các thương vụ kém phá sản, từ đó đổi mới sáng tạo có thể khởi sắc. Đây sẽ là cách tốt nhất để hồi sinh chủ nghĩa tư bản Nhật Bản. Tuy nhiên do rào cản văn hóa cao - nỗi sợ thất bại phổ biến, không hứng thú khởi sự các doanh nghiệp mới và sự sợ hãi cho phép người nước ngoài giỏi vào - cách này sẽ không được thực hiện sớm.

Do đó, chỉ còn lựa chọn thứ hai: tiếp thị tốt hơn. Thông thường, chiến lược thương hiệu của một công ty Nhật Bản chỉ được coi là phụ (peripheral) và giao cho Dentsu, hãng quảng cáo lớn nhất của đất nước. Tuy nhiên, Dentsu, mặc dù là một người khổng lồ ở Nhật Bản (chiếm 38% chi tiêu quảng cáo trên truyền hình), có ít ảnh hưởng ở nước ngoài và chỉ là một người mới bắt đầu nắm bắt của các xu hướng định hình lại các thương hiệu toàn cầu, như internet và mạng xã hội.

Nissan, đối thủ lớn nhất của Toyota tại Nhật Bản, đang thực hiện một mô hình khác. Tại trụ sở chính ở Yokohama, bộ phận tiếp thị và truyền thông trải dài từ đầu này đến đầu kia tòa nhà. Từ một studio truyền hình mới, Nissan sẽ bán thương hiệu của mình, thông qua internet, tới các xe (petrolhead) trên khắp thế giới. Ngân sách tiếp thị 4 tỉ $ được cho là lớn tương đương ngân sách dành cho nghiên cứu phát triển.

Các quan chức của Toyota lắc đầu với sự lừa dối (flim-flam) như vậy. Như thể hai công ty sản xuất xe lớn nhất của Nhật Bản, một được điều hành bởi người cháu (scion) khác của gia đình sáng lập, một được điều hành bởi người Brazil gốc Pháp nói nhanh, khác biệt như phương Đông và phương Tây. Hai tục ngữ mô tả rõ sự khác nhau không thể vượt qua được (gulf) này. Tại Nhật Bản, người ta nói: "chiếc đinh trồi ra sẽ bị đóng xuống" (“the nail that sticks up gets hammered down”) - quan điểm một kĩ sư. Ở phương Tây: "bánh xe kêu cót két sẽ được tra dầu" (“the squeaky wheel gets oiled”)-câu thần chú (mantra) của nhân viên bán hàng. Trong một thị trường toàn cầu đông đúc, ngay cả các bánh xe tốt nhất cũng cần kêu cót két.

Tags: japan

5 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc