Bất bình đẳng thế hệ ở Nhật Bản

Đồng yên mạnh làm gia tăng việc nhập khẩu hàng hóa giá rẻ vào Nhật Bản, góp phần giảm mạnh giá hàng hóa và dịch vụ (giảm phát) giúp những người nghỉ hưu sống thoải mái bằng đồng lương hưu và tiền tiết kiệm. Việc không tác động đến tỉ giá đồng yên, theo một số ngày càng nhiều các nhà kinh tế và chính trị gia, phản ánh thực tế chính trị mới, với những nhà lãnh đạo vốn đã thiếu kiên quyết càng không muốn làm phật ý những người nghỉ hưu, thế hệ bùng nổ dân số sau chiến tranh, những người chiếm gần 1/3 dân số và có xu hướng đi bỏ phiếu bầu cử cao.

"Sự chịu đựng của Nhật Bản đối với đồng yên mạnh và giảm phát có nguồn gốc từ sự đụng độ giữa các thế hệ" theo lời Yutaka Harada, giáo sư kinh tế và khoa học chính trị tại Đại học Waseda ở Tokyo. "Và hiện nay, những người cao niên đang thắng thế."

Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế cảnh báo rằng vấn đề là chiến thắng này phải trả một giá đắt, cầm cố tương lai bằng việc đẩy nhanh sự rỗng ruột của nền kinh tế khi các công ty chuyển dịch ra nước ngoài, và góp phần vào giảm phát vốn đã làm trầm trọng thêm sự suy sụp từ 2 thập kỉ nay ở Nhật Bản. Cuối cùng, chiến thắng này có thể là tự thua, khi đe dọa chính những ngành công nghiệp tạo nên thặng dư thương mại giúp duy trì mức sống hiện vẫn thoải mái của Nhật Bản.

"Đồng yên mạnh 'cướp' từ những người trẻ, nhưng vẫn không có nhiều nhận thức về sự bất bình đẳng thế hệ ở Nhật Bản", luật sư Keiichiro Asao nói.
Tags: japan

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc