Nhật Bản định chi 2 triệu USD để cứu 'cây thông diệu kỳ'

Thành phố Rikuzentakata, tỉnh Iwate, Nhật Bản bị tàn phá nặng nề sau trận sóng thần 11/3/2011. Tuy nhiên, sau tất cả những tàn phá bởi trận sóng thần cao hơn 13 mét, một cây thông cao 27 mét là cây duy nhất còn lại của cánh rừng thông từng có tới 70.000 cây dọc bờ biển. Cây thông đã trở thành biểu tượng hi vọng (tree of hope) của Nhật Bản và chính quyền thành phố đang kêu gọi các nhà hảo tâm tài trợ gần 2 triệu USD cho dự án cứu cây thông 200 năm tuổi này.

Cây thông diệu kỳ (Miracle Pine of Rikuzentaka), mặc dù vẫn đứng vững, nhưng đã bị xô đập và tàn phá bởi sóng lớn. Bất chấp những nỗ lực tốt nhất của cộng đồng nhằm giúp cây khỏe mạnh trở lại, rễ của nó vẫn bị phơi ra với nhiều nước muối từ đại dương mà giờ đây chỉ còn cách cây một vài mét.

Nỗ lực cứu cây trước đây bao gồm xây dựng một hàng rào chắn để bảo vệ nó khỏi nước muối, nhưng đã thất bại và cây hiện giờ không còn hấp thụ các chất dinh dưỡng nữa.

Thành phố sẽ cắt cây xuống, xử lý gỗ, và tạo một bộ khung (skeleton) kim loại. Cách này sẽ tiêu diệt cây hoàn toàn nhưng sẽ duy trì hình dạng của cây mãi mãi như một tượng đài.

Cây dự kiến ​​sẽ được đưa trở lại vị trí ban đầu trong một buổi lễ dự kiến vào ngày kỷ niệm thứ hai của trận động đất Tohoku ngày 11/3/2013.

Nhưng chi phí cho dự án đã tạo ra làn sóng chỉ trích trên internet, tại sao lại phải tốn kém quá nhiều chỉ cho một cái cây sắp chết. Một số ý kiến đề xuất nên đốn hạ cây và sử dụng gỗ của nó để tạc một bức tượng tưởng niệm như tượng Phật chẳng hạn sẽ ít tốn kém và nhiều ý nghĩa hơn.

Tuy nhiên, không phải ai cũng chia sẻ ý kiến này. Trên trang Miracle Rikuzentaka Tree Project Facebook, nơi mà thành phố nhận tiền quyên góp, nhiều người đã lên tiếng ủng hộ. Tại đây mọi người nhìn thấy cây với những gì nó đại diện mang tính biểu tượng hơn là một cây thông thuần túy.
Tags: japan

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc