Nghệ sĩ robot

Sau khi đấu tranh với sức khỏe tinh thần của mình và vẫn đang phải dùng thuốc, Patrick Tresset đã đánh mất nhiềm đam mê với nghệ thuật. Tuy nhiên, ông đã xây dựng một thế hệ robot, tất cả được đặt tên là Paul, có thể vẽ chân dung.

Các robot của Tresset sử dụng thị giác máy điện toán (computer vision) để xác định đối tượng - chúng có thể nhận diện khuôn mặt và sau đó mất khoảng 30 phút để hoàn thành mỗi bức chân dung. (Một trong những robot thế hệ đầu tiên của ông, Pete, thực sự có thể vẽ nguệch ngoạc (doodle) chân dung khi không nhìn thấy mặt). Những phiên bản đầu tiên còn thô sơ và không liên quan đến robot vật lý mà là bản vẽ mô phỏng tạo ra bởi các chương trình vẽ với sự trợ giúp của máy tính. Nhưng khoảng hơn 10 năm qua, Tresset và Frederic Fol Leymarie, đồng giám đốc với Tresset tại dự án Aikon ở Trường đại học Goldsmiths London, đã đạt được những tiến bộ to lớn. Liệu bạn có thể phân biệt hình nào (ở trên) được phác họa bởi máy tính và hình nào được Tresset vẽ trước khi đánh mất niềm đam mê của mình?

Các robot gặp những vấn đề tương tự như con người khi học vẽ, Tresset nói. "Khi chúng ta vẽ, khó khăn không ở các nét vẽ, mà ở sự cảm nhận đối tượng và cảm nhận quá trình vẽ". Tuy nhiên, đôi khi có ích nếu để cho robot có vẻ gặp khó khăn với các nét vẽ - Tresset nhận thấy mọi người đồng cảm hơn với máy móc khi chúng mắc các lỗi giống con người như những nét vẽ quanh co hay nét nghiêng.

(Hình trái do Tresset vẽ, hình phải là của robot Paul)
Tags: idea

3 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc