Thức giấc và thưởng thức hương vị cà phê

Hôm 6/12 vừa qua, Kris Engskov, Giám đốc tại Anh và Ireland của hãng cà phê Starbucks, công bố trong 2 năm 2013-2014 Starbucks sẽ tự nguyện góp thêm cho nhà nước mỗi năm 10 triệu bảng Anh (khoảng 16 triệu đô la Mỹ) ngoài khoản tiền thuế phải đóng.

Động thái “tự nguyện” này của Starbucks không phải do sức ép của Chính phủ mà nhằm xoa dịu sự phẫn nộ của người tiêu dùng Anh trước việc tập đoàn này liên tục báo lỗ để khỏi nộp thuế, góp phần vào việc chính phủ phải cắt giảm một số khoản phúc lợi xã hội.

Hành động “hào phóng” của Starbucks đã không làm nguội được làn sóng phản đối. Hôm 8/12, người dân Anh đã biểu tình trước 40 hiệu cà phê Starbucks theo lời kêu gọi của UK Uncut- một nhóm vận động phản đối chính sách thắt lưng buột bụng của chính phủ và tình trạng trốn thuế của các doanh nghiệp. Tổ chức này tính ra rằng, từ khi mở tiệm cà phê đầu tiên tại Anh năm 1998 đến nay, Satrbucks chỉ đóng 8,6 triệu bảng Anh tiền thuế, dù riêng năm ngoái doanh số của Starbucks tại Anh đã là 400 triệu bảng, tương đương 600 triệu đô la Mỹ.

Tháng trước, khi ra điều trần tại quốc hội Anh, đại diện Starbucks nói rằng họ chỉ mới có lãi trong 1 năm mặc dù thừa nhận hoạt động Starbucks Anh quốc đã góp phần mang lại lợi nhuận cho các chi nhánh Starbucks tại Hà Lan và Thụy Sỹ. Từ cuộc điều trần này, thủ pháp né thuế bắt đầu hé lộ: theo đại diện Starbucks, mỗi năm Starbucks Anh quốc phải trích 6% lợi nhuận để thanh toán cho Starbucks Hà Lan tiền “bản quyền” sử dụng logo, thương hiệu; phải mua cà phê của Starbucks Thụy Sỹ với giá bằng giá cà phê trên thị trường cộng với 20%… Chỉ riêng khoản chi phí và chuyển giá, bình quân mỗi năm Starbucks Anh Quốc bị lỗ khoản 5 triệu bảng Anh và do bị lỗ nên không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.

Những kỹ thuật “chuyển giá” này “Dutch Sandwich” and “Double Irish”, được sử dụng phổ biến trong các tập đoàn đa quốc gia. Cũng từ cuộc điều trần trước Quốc hội Anh, người ta được biết phần lớn doanh nghiệp của Google tại Châu Âu được đăng kí dưới tên chi nhánh Google tại Dublin (Ireland) rồi chuyển cho Google Hà Lan theo khoản “trả tiền bản quuyền”, phần còn lại thì chuyển cho chi nhánh Google tại Bermuda – nơi doanh nghiệp không phải đóng thuế lợi tức.

Starbucks, Amazon, Google,… không phải là trường hợp cá biệt. Một nghiên cứu của ActionAid – một tổ chức từ thiện – ghi nhận có tới 98 trong số 1000 doanh nghiệp lớn nhất trong bộ chỉ số chứng khoán FTSE 100 mở chi nhánh tại một nơi có mức thuế thấp để tiến hành các thủ đoạn chuyển giá. Cách tiến hành đơn giản nhưng được sử dụng phổ biến là các tập đoàn đa quốc gia chuyển quyền sỡ hữu trí tuệ của mình đến chi nhánh ở các quốc gia có mức thuế thấp rồi buộc các các chi hhánh hoạt động ở các nước có thuế cao phải trả những khoản tiền lớn cho việc sử dụng “bản quyền”. Đó là lý do giải thích tại sao những nước nhỏ và không có khả năng sáng tạo gì như Barbados, Cayman Island và Bermuda lại có nhiều công ty nắm giữ kho “tài sản trí tuệ” của thế giới, theo số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD.

Nhiều tổ chức từ thiện cho rằng, các thủ thuật tránh thuế của các công ty vừa nêu chỉ là "phần nổi của tảng băng” mà thiệt hại lớn nhất thuộc về các nước đang phát triển. Andrew Hogg, Giám đốc truyền thông của tổ chức từ thiện Công giáo Christian Aid, tính ra rằng do không thu được thuế của các đại công ty, mỗi năm các nước đang phát triển bị mất đi khoảng 160 tỉ đô la Mỹ, bằng 1,5 lần số tiền viện trợ mà các nước nghèo nhận được. Theo ông, các thủ thuật về mặt pháp lý nhưng “vô đạo đức”, cần phải được chấn chỉnh bằng những chính sách minh bạch về thuế, buộc các tập đoàn đa quốc gia phải công nhận lợi nhuận và tiền thuế ở từng nước mà họ hoạt động.

Theo TBKTSG

Thế giới đại đồng?
Tags: economics

7 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc