Cyprus: Từ thần kì kinh tế đến cơn bĩ cực ngày nay

Cyprus đã và đang tăng trưởng ổn định kể từ năm 1977 - điều gì đã xảy ra?
Lực lượng an ninh ở Beirut trong cuộc nội chiến Lebanon, tháng 12 năm 1975. Ảnh: Keystone/Hulton Archive/Getty Images.

3 cuộc chiến tranh và sự sụp đổ của Liên bang Xô viết giải thích vì sao ngành ngân hàng trở thành khu vực kinh tế chính của Cộng hòa Cyprus.

Năm 1974, Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược và chiếm đóng 30% phía Bắc hòn đảo, khoảng 70% năng lực sản xuất của hòn đảo này, chủ yếu từ các vườn quýt, các ngành tiểu thủ công nghiệp, bất động sản và du lịch. Người Cyprus Hy lạp, chiếm 82% dân số phía Bắc và phía Nam, bỏ chạy hoặc bị trục xuất xuống phía Nam nơi chính quyền khuyến khích lao động chăm chỉ, tự lực tự cường và sự khắc khổ nghiêm ngặt được áp dụng.

Tháng 8 năm 1977, tờ The Economist có bài viết nhan đề 'Sự thần kì trên một nửa hòn đảo' nói về sự phục hồi kinh tế của Cyprus.

Cuộc chiến tranh thứ hai, nội chiến Lebanon, 1975-1990, trở thành nhân tố chính trong sự phát triển kinh tế của nước này. Hàng chục nghìn người Lebanon và hàng nghìn chuyên gia quốc tế từng sống ở Beirut đã đổ về đây. Những người nước ngoài được cấp tạm trú, thuê căn hộ, mua đồ đạc trong nhà, phương tiện đi lại, mở tài khoản ngân hàng và cho con cái vào trường học, đổ hàng núi tiền vào nền kinh tế còn nhỏ của nước này. Nicosia trở thành căn cứ chính cho các tập đoàn báo chí Trung Đông.

Năm 1976, quốc hội ban hành luật áp dụng 10% thuế đối với các công ty nước ngoài (offshore) và bắt đầu đàm phán các thỏa thuận đánh thuế hai lần.

Những thỏa thuận này củng cố các mối quan hệ kinh tế của Cyprus với Liên bang Xô viết và các nước Đông Âu. Mối liên hệ của Cyprus với Nga và Đông Âu là đa phương và vượt xa hơn  cả kinh doanh và tài chính cho tới tận niềm tin và chính trị. Nhà thờ Chính thống giáo Cyprus có mối liên kết chặt chẽ với các nhà thờ ở Nga và Đông Âu và AKEL, đảng Cộng sản hùng mạnh của Cyprus, cũng hưởng mối quan hệ mật thiết với các đảng anh em trong thời kì Xô viết.

Hàng nghìn doanh nghiệp đã mở cửa hàng ở nước cộng hòa này và thiết lập các văn phòng đại diện. Những công ty này được khuyến khích bởi cơ quan chính quyền hiệu quả, thủ tục giấy tờ đơn giản, hầu như không có tham nhũng, và cơ sở hạ tầng tốt, đối ngược hẳn với Hy Lạp, cũng là một địa điểm khác cho những người tị nạn từ nội chiến Lebanon, mà nhiều người giờ đây đã hối hận là không đến Cyprus.

Sự sụp đổ của Liên bang Xô viết vào năm 1991 và các cuộc chiến sắc tộc sau đó ở Nam Tư cũ đã mang lại lượng tiền lớn cho Cyprus từ 'những người anh em Chính thống giáo của chúng tôi' - theo như một người Cyprus nói. Các ngân hàng Nga và Serb, các doanh nghiệp và cá nhân gửi hàng tỉ USD trong các ngân hàng Cyprus. Người Bulgaria, Ukraina, và Romania cũng đóng góp tương tự.

Những người Nga và Đông Âu đến Cyprus bởi sự thiếu ổn định trong ngành ngân hàng của họ và sự bất ổn về kinh tế và chính trị tại quê nhà nơi sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường là rất hỗn loạn, đau đớn và, đôi khi nguy hiểm bởi sự trấn lột của mafia và các chính phủ tham lam.

Cyprus tự lăng xê mình là cửa ngõ vào châu Âu, và sau khi nó gia nhập EU vào năm 2004, Cyprus nỗ lực để trở thành trung tâm tài chính Đông Địa Trung hải đối với các nhà đầu tư và doanh nghiệp của Đông Âu và Ả rập, những người tìm kiếm lối vào thị trường EU. Sự tăng trưởng của khu vực tài chính đi kèm với sự bùng nổ du lịch. Bất chấp sự biến động ở Hy Lạp, các ngân hàng đã mua các trái phiếu lợi tức cao của Hy Lap và đầu tư vào các doanh nghiệp ở đó cũng như các bất động sản vùng Balkan.

Khi lượng du khách gia tăng, các nhà xây dựng, những người kinh doanh khách sạn, nhà hàng vay từ các ngân hàng Cyprus để cung cấp phương tiện vật chất cho du khách và dân tha hương. Ngành xây dựng bùng nổ nhờ vào nhu cầu đối với căn hộ và biệt thự từ những người tha hương này và những người nghỉ hưu tìm nơi định cư ở Cyprus.

Năm 2010, Cyprus đã bắt đầu cảm thấy sự khó khăn của suy thoái kinh tế. Trong khi du lịch phát triển, ngành xây dựng và bất động sản bị ảnh hưởng mạnh và giá nhà đã giảm xuống. Thất nghiệp tăng lên 15% và các ngân hàng gặp khó khăn với các khoản nợ xấu. Sự tan chảy nền kinh tế Hy Lạp đã khiến các ngân hàng, doanh nghiệp và nhà đầu tư Cyprus mất lượng tiền ước tính 29 tỉ euro, hay 160% GDP.


Sơn Phạm
Irishtimes


Lịch sử ngắn gọn về các lần đánh thuế tiền gửi
Tags: economics

3 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc