Nguồn gốc Torii (điểu cư) ở Nhật Bản

Cổng Torii (điểu cư) nổi tiếng nhất ở Nhật Bản có lẽ chắc chắn là O-torii của đền Itsukushima ở Miyajima. Đây thật sự là một nơi huyền diệu, một trong Nihon Sankei (Ba nơi đẹp nhất của Nhật Bản) và cũng là nơi xuất xứ của một số những huyền thoại đẹp nhất ... Một trong số đó là một câu chuyện xa xưa về nguồn gốc của torii Nhật Bản. 

Chuyện kể rằng, sau khi Amaterasu-ōmikami, Nữ thần Mặt trời, giấu mình vào hang động thiêng liêng, thế giới chìm trong bóng đêm. Sau đó, các thần (kami) khác đã cố gắng tìm giải pháp để thuyết phục Amaterasu quay trở về với thế giới, do đó, họ mang một số gà trống đến trước động và tiếng gáy của chúng đã làm cho Nữ thần Mặt trời phải ra ngoài để xem chuyện gì đang xảy ra.

Sau đó, mọi người bắt đầu xây dựng nơi đậu cho những con chim trước đền thờ Thần giáo - và theo thời gian, những nơi đậu này đã trở thành các torii ngày nay.

Trong tiếng Nhật, "tori" 「鳥」có nghĩa là chim, và torii được viết là 「鳥居」, vì vậy torii, thật sự, có thể được dịch là 'nơi (dành) cho chim đậu'.
Itsukushima Shrine, Miyajima. Photo courtesy kmf164
Xem thêm ở Wikipedia: Điểu cư là 1 loại cổng truyền thống của Nhật Bản thường được thấy ở lối vào hoặc trong đền thờ Thần Đạo. Đó là vật được đánh dấu sự cho chuyển đổi từ ô uế đến thiêng liêng. Sự hiện diện của cổng điểu cư tại lối vào là cách thường thấy nhất để nhận dạng đền thờ Thần đạo, 1 biểu tượng điểu cư nhỏ cũng đại diện cho 1 đền thờ khi nó được in trên bản đồ. Tuy nhiên, nó cũng được thấy phổ biến tại tự viện Nhật Bản, đó là nơi mà chúng được xây tại lối vào của các ngôi đền được gọi là trấn thủ xã (鎮守社) và thường chúng rất nhỏ. Sự xuất hiện đầu tiên của điểu cư có thể được xác định chính xác nhất ít nhất ở trung kỳ Bình An thì đại vì chúng được đề cập đến trong 1 văn bản viết năm 922. Cổng điểu cư bằng đá xưa nhất còn tồn tại được xây dựng vào thế kỷ thứ 12 nằm ở Bát Phan thần xã thuộc Sơn Hình huyện. Cổng điểu cư bằng gỗ xưa nhất là lạng bộ điểu cư (両部鳥居) tại 1 thần xã ở Sơn Lê huyện được xây dựng vào năm 1535. Theo truyền thống thì điểu cư được làm từ gỗ hoặc đá, nhưng hiện nay nó cũng có thể được làm bằng bê tông, đồng, thép không rỉ hoặc các loại vật liệu khác. Chúng thường được sơn hoặc không sơn đỏ với 1 cây ngang ở phía trên. Đạo Hà thần xã là thần xã điển hình về việc nhiều điểu cư vì có những người nào đó đã thành công trong kinh doanh đã tặng điểu cư cho Đạo Hà đại thần, vị thần tượng trưng cho sự sanh sôi và sự cần mẫn như 1 cử chỉ của lòng biết ơn. Phục Kiến Đạo Hà đại xã tại Kinh Đô có cả ngàn điểu cư, mỗi cổng đều có tên người tặng ở trên nó.

Chức năng của điểu cư là để đánh dấu lối vào của một chốn linh thiêng. Cũng vì lẽ đó mà con đường dẫn vào đền thờ Thần đạo được gọi là tham đạo (sandō, 參道), luôn được mở rộng ra bởi một hoặc nhiều điểu cư, đó cũng là cách dễ nhất để phân biệt một ngôi đền với một ngôi chùa. Nếu tham đạo đi qua nhiều điểu cư thì cái ở ngoài gọi là nhất chi điểu cư (ichi no torii, 一之鳥居). Các cổng tiếp theo gần ngôi đền hơn, theo thứ tự, nhị chi điểu cư (ni no torii, 二之鳥居) và tam chi điểu cư (san no torii, 三之鳥居). Các điểu cư khác nằm xa ngôi đền hơn đại diện cho mức độ nâng cao của sự thiêng liêng của cái gần bổn điện. Cũng nhờ mối quan hệ vững chắc giừa đền thờ Thần đạo và Hoàng thất Nhật Bản nên điểu cư luôn đứng trước lăng mộ của hoàng đế. Điểu cư có trước hay sau khi Phật giáo du nhập vào Nhật Bản cho đến bây giờ vẫn còn là một câu hỏi. Trong quá khứ điểu cư chắc chắn đã từng được dùng tại lối vào các ngôi chùa. Thậm chí trong hiện tại, nổi bật như chùa Tứ Thiên Vương được xây bởi Thánh Đức thái tử-ngôi chùa lâu đời nhất nước Nhật cũng có một cổng điểu cư trước lối vào.

Bài trước:  Cây cầu trong phim Rurouni Kenshin ở Nhật Bản
Tags: japan

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc