Cuộc chiến chống khủng bố dài 99 năm của nước Mỹ


Các thành viên trong vụ xử án những kẻ vô chính phủ ở Chicago, trong 2 tháng từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1886. Nguồn: Thư viện Quốc hội (Mỹ), Phòng In ấn và Nhiếp ảnh.

By Thai Jones / Sơn Phạm dịch

Vào ngày Độc lập năm 1914, tại New York đã xảy ra vụ nổ thuốc nổ lớn làm chết 4 người và làm bị thương hàng chục người khác.

Khi cảnh sát điều tra hiện trường - một căn hộ chung cư (tenement house) trên đại lộ Lexington ở East Harlem - họ phát hiện xác của 3 kẻ vô chính phủ nổi tiếng. Các điều tra sau đó đã phát hiện ra những mảnh bom, các tài liệu cấp tiến và bằng chứng về một âm mưu ám sát John D. Rockefeller. Thiết bị đã nổ sớm, và ngay lập tức giết chết những kẻ chủ mưu này.

Tuần trước, nước Mỹ cũng rúng động (horrified and captivated) bởi một vụ tấn công khủng bố khác (nổ bom đẫm máu ở giải đua marathon Boston). Một góc nhìn dài hơn về lịch sử khủng bố và chống khủng bố ở nước Mỹ sẽ giúp phát hiện những quy luật (pattern) rõ ràng mà - đặc biệt vào lúc cảm xúc mạnh như thế này - nên nhớ lại.

Bạo lực chống lại người dân (hay các kế hoạch ám sát những nhân vật hàng đầu) đã dẫn đến việc gia tăng không thể tránh khỏi các cuộc đàn áp, bảo vệ an ninh và giám sát, theo dõi. Phản ứng này là có thể hiểu được, nhưng luật pháp và các tổ chức được hình thành nên từ những giai đoạn trước đây lại rất hiệu quả trong việc bóp nghẹt tự do ngôn luận, bất đồng chính kiến và dẫn đến sự không tin (vào chính quyền) hơn là ngăn cản những vụ tấn công trong tương lai. Không một luật lệ nào có thể liên tục ngăn chặn được những kẻ khủng bố quyết tâm.

Chiến dịch của những kẻ vô chính phủ
Thời kì khủng bố đầu tiên diễn ra vào thời gian 1886 - 1920 và được xác định bởi một chiến dịch chống lại những kẻ vô chính phủ cấp tiến, những kẻ tin rằng các biện pháp bạo động có thể dẫn đến một cuộc cách mạng kinh tế và xã hội. Xã hội 'Nếu bạn thấy điều gì khả nghi, hãy lên tiếng' ('If You See Something, Say Something') ngày nay có nguồn gốc từ quá khứ phần lớn bị lãng quên này.

Làn sóng khủng bố ban đầu hầu như được tiến hành bởi những kẻ nhập cư từ châu Âu: người Italia, Đức và Nga. Năm 1886, một kẻ vô chính phủ vô danh đã giết 7 cảnh sát bằng một lựu đạn tự tạo (homemade grenade) tại quảng trường HaymarketChicago. Trong sự kích động sau đó, 4 kẻ cấp tiến đã bị treo cổ (kẻ thứ 5 tự tử trong nhà tù), cho dù thiếu bằng chứng liên hệ chúng với tội ác này. Tuy nhiên, những vụ trả thù đó đã không làm chậm lại được phong trào bạo lực này.

Trong những năm sau đó, một loạt các vụ tấn công, và các âm mưu đe dọa đã là nguyên nhân dẫn tới một loạt các biện pháp an ninh chưa từng có tiền lệ của chính phủ, khi nỗi sợ hãi những kẻ vô chính phủ thường mập mờ với thành kiến chống lại những người nhập cư và người Mỹ da đen.

Chính các khía cạnh này của xã hội Mỹ là chỉ dấu đối với mọi người ở khắp nơi trên thế giới mà được xem như là bất lợi lớn. Khi một người nhập cư Italia sống ở New Jersey quay về quê nhà và ám sát vua Italia, các viên chức thực thi luật ở Mỹ than phiền (bemoan) việc thiếu một lực lượng cảnh sát quốc gia tập trung, giống như Italian Carabinieri, French Surete hay Scotland Yard. Đáng chú ý là bạo lực khủng bố vẫn là vấn đề đau đầu ở châu Âu cho dù có những mạng lưới mê cung thám tử này.

Nỗi sợ chủ nghĩa khủng bố trong nước đã lên đến đỉnh điểm vào năm 1901 khi Tổng thống William McKinley bị ám sát bởi một kẻ vô chính phủ ở Buffalo, New York. Để đáp lại, Quốc hội đã ban hành luật nhập cư bao quát là đạo Luật loại trừ những kẻ vô chính phủ năm 1903. Luật này là luật đầu tiên nêu những luận cứ ý thức hệ như là nguyên nhân hợp lý để cấm những người ngoại quốc vào nước Mỹ. Tuy nhiên, đạo luật hầu như không đem lại kết quả mong muốn (ineffectual) vì hầu hết những kẻ vô chính phủ ở Mỹ không đến như là những người cấp tiến, mà đã bị chính trị hóa bởi những điều kiện trong các nhà máy ở nước này.

Chưa đến 1 tháng kể từ vụ nổ ở đại lộ Lexington ngày 4 tháng Bảy, năm 1914, Sở Cảnh sát New York đã tuyên bố việc thành lập một đội mật vụ mới, Anarchist and Bomb Squad, lực lượng chống khủng bố thường xuyên đầu tiên. Các thành viên của lực lượng này đã sử dụng những kỹ thuật hiện đại nhất, cũng như các kỹ thuật hóa trang và lẩn tránh (subterfuge) tinh vi. Dù vậy, chiến dịch nổ bom phá hoại nhất trong lịch sử thành phố đã xảy ra ngay vào năm hoạt động đầu tiên của đội. Chất nổ nổ hàng loạt ở các nhà thờ và tòa án trên khắp các quận (borough) trong thành phố. Không một kẻ nào bị bắt kể từ những vụ tấn công đó.

Bộ máy an ninh
Khi nước Mỹ bắt đầu tham gia Thế chiến I, vào tháng Tư, năm 1917, các nỗ lực chống khủng bố và chống chủ nghĩa cấp tiến vượt ra khỏi New York. Bộ phận Tình báo quân sự, Cơ quan mật vụ, Cục Điều tra Bộ Tư pháp (sau này trở thành Cục Điều tra Liên bang, FBI), và các tình nguyện viên cảnh vệ (vigilante volunteers) gây phiền phức (harass) những kẻ vô chính phủ, đảng viên xã hội chủ nghĩa, người Đức hay bất kỳ ai không ủng hộ nỗ lực chiến tranh.

Những bước đi này đã vi phạm (impinge) quyền tự do ngôn luận, phá hoại công đoàn lao động và triệt phá Đảng Xã hội, nhưng họ đã không kiềm chế được khủng bố. Chiến dịch nổ bom trơ tráo (brazen) nhất diễn ra vào hai năm 1919 và 1920. Các bom thư được gửi đến hàng chục chính trị gia và các nhà tư bản tài chính nổi tiếng đã bị chặn lại bởi những nhân viên thư tín cảnh giác. Nhưng vào tháng Sáu, năm 1919, các vụ nổ bom kinh hoàng đã phát nổ ở 7 thành phố, bao gồm cả Washington, nơi mà nhà của Bộ trưởng Tư pháp Mỹ (Attorney General) A. Mitchell Palmer cũng bị hư hại.

Để đáp lại, hàng trăm kẻ vô chính phủ nổi danh và đảng viên cộng sản đã bị trục xuất sang Liên bang Xô viết mới được thành lập. Vào cuối năm 1919 và đầu năm 1920, Bộ trưởng Tư pháp và người được ông bảo trợ, J. Edgar Hoover, trao quyền cho một loạt các vụ bắt bớ hàng loạt - được gọi là Chiến dịch Palmer - là một trong những chiến dịch đàn áp nhất của chính phủ trong lịch sử Mỹ.

Chiến dịch này cũng không hiệu quả. Vào ngày 16 tháng Chín, năm 1920, thuốc nổ phát nổ gần trụ sở J.P. Morgan. (JPM) ở phố Wall. Lúc đó vào giờ ăn trưa và phố xá rất đông đúc. Gần 40 người đã bị chết và 400 người bị thương.

Đây là vụ tấn công khủng bố dã man nhất trên đất Mỹ trước khi xuất hiện vụ tấn công 11 tháng Chín, 2001. Mặc dù đã có cuộc săn lùng lớn, nhưng danh tính các thủ phạm vẫn không bao giờ được phát hiện.

Trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, mọi người dần nhận ra rằng chính phủ đã đi quá xa. Các tổ chức như Công đoàn Tự do dân sự Mỹ đã được thành lập để ngăn chặn những sự vi phạm quyền tự do ngôn luận và quyền bất đồng chính kiến. Các hoạt động của họ đã giúp hình thành việc hiểu rõ hơn về vai trò quan trọng của các quyền Hiến định và ý tưởng về việc tự do hơn, chứ không phải kiềm chế tự do, mới là sự bảo đảm an ninh tốt nhất.

(Thai Jones là giáo sư dự khuyết* môn lịch sử tại trường cao đẳng Bard, chương trình thạc sĩ sư phạm. Cuốn sách gần đây của ông là 'Tàn phá hơn cả chất nổ: những kẻ cấp tiến, các nhà tài phiệt, đảng viên đảng Cấp tiến và năm vô chính phủ  New York' - "More Powerful Than Dynamite: Radicals, Plutocrats, Progressives, and New York's Year of Anarchy.")

Bloomberg



* assistant professor: tương đương giảng viên, cách dịch và giải nghĩa xem thêm bài của GS Nguyễn Văn Tuấn trên ykhoa.net.
Tags: economics

2 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc