Vụ cháy nhà máy Triangle Shirtwaist: Tai họa công nghiệp tồi tệ nhất New York


Làn sóng phẫn nộ sau vụ hỏa hoạn Công ty Triangle Shirtwaist năm 1911 ở New York dẫn đến những lời kêu gọi đòi cải thiện an toàn tại nơi làm việc ở nước Mỹ. Nguồn: Thư viện Quốc hội (Mỹ). Phòng In ấn và Nhiếp ảnh.

By Richard Greenwald / Sơn Phạm dịch

Tuần này, hơn 600 người đã bị chết trong vụ đổ sập một tòa nhà các công nhân may mặc ở vùng Dhaka, Bangladesh. Nhiều người khác có lẽ đã bị chôn vùi trong đống đổ nát.

Chỉ mới 5 tháng trước, 112 công nhân chết trong một vụ cháy nhà máy khác, nâng con số người chết ở nước này trong những năm qua lên ít nhất là 1.000 người. Những tòa nhà này thường không có giấy phép, không được xây dựng theo tiêu chuẩn, có những vấn đề nghiêm trọng v kết cấu và là nơi một ngành công nghiệp đặt lợi nhuận lên trước con người.

Những hoàn cảnh đau thương này gợi nhớ lại vụ hỏa hoạn Triangle tai tiếng năm 1911 ở thành phố New York làm chết 146 công nhân. Công ty Triangle Waist sản xuất áo bờ lu nữ (shirt-waist). Công ty đã ép buộc các công nhân phải làm việc 6 ngày trong tuần trên tầng 9 và tầng 10 của một tòa nhà ở trung tâm Greenwich Village. Vào lúc hết giờ làm việc ngày thứ Bảy, 25 tháng Ba, một vụ hỏa hoạn - nhiều khả năng bắt lửa từ tàn thuốc lá - bùng phát từ thùng vải vụn và giẻ (rag) ở tầng 8. Các công nhân chạy vội đến cầu thang và thang máy. Họ thông báo các cấp quản lý trên tầng 10, nhưng không ai nhớ ra báo động cho những công nhân ở tầng 9.

Đến lúc những người công nhân bị mắc kẹt hiểu được những gì đang xảy ra, h đã không còn lối thoát. Các hộp (canister) đựng dầu dự trữ ở cầu thang nhanh chóng bắt lửa. Cửa ra vào bị đóng bằng dây xích, dây cáp thang máy bị vây hãm trong ngọn lửa ngùn ngụt và các lối thoát hiểm tách rời khỏi tòa nhà, khiến những công nhân này phải lãnh án tử.

'Uỵch-chết!'
Không còn sự lựa chọn nào khác ngoài bị thiêu cháy, nhiều người bị kẹt trong tầng 9 đã chọn  con đường nhảy xuống đất, và... chết. W.G. Shepherd, phóng viên UPI, viết vào thời điểm đó: 'Tôi đã học được một âm thanh mới - âm thanh khủng khiếp. Đó là tiếng thịch tạo ra bởi cơ thể sống, rơi với tốc độ cao trên nền đá. Uỵch-chết! Uỵch-chết! Uỵch-chết! Uỵch-chết! 62 tiếng uỵch-chết! Tôi gọi như vậy, bởi vì tiếng thịch này và ý nghĩ về cái chết đến với tôi, từng lần một, cùng một lúc. Rất nhiều lần xem tiếng thịch này khi các công nhân rơi xuống; từ độ cao 25 mét.'

Các vụ đình công lớn vào năm 1909 và năm 1910 đã đóng cửa ngành may mặc ở New York, huy động hàng chục nghìn công nhân xuống đường để ra yêu sách điều kiện làm việc tốt hơn. Tuy nhiên, những vụ đình công này đã không giúp gì cho các công nhân ở Triangle, những người vẫn không ở trong công đoàn. Vụ cháy năm 1911 đã thay đổi tất cả.

Đầu tiên đó là, thảm họa này xảy ra trong khu sinh sống những người trung lưu, Greenwich Village, chứ không phải là các khu ổ chuột người nhập cư ở Lower East Side hay Little Italy. Mọi người đều biết. Những người phụ nữ trung lưu thả bộ trên các đường phố thời trang đã chứng kiến cảnh tượng rùng rợn này.

Ngọn lửa cũng gây ra sự thức tỉnh chính trị và làm cho các công nhân đang đấu tranh và những người tiêu dùng có trách nhiệm đoàn kết với nhau. Nhiều phụ nữ trung lưu nhận ra rằng họ có mối liên hệ với những người công nhân làm quần áo cho họ, dẫn đến việc hình thành liên minh những người mua hàng và công nhân nhà máy.

Phong trào này nhanh chóng buộc tiểu bang phải hành động. Năm 1911, chính quyền bang New York vẫn chưa được biết đến với sự trong sạch hay nhân đạo. Tammany Hall, cánh tham nhũng của Đảng Dân chủ, được điều hành bởi Al Smith và Robert Wagner, bộ đôi gọi là Tammany Twins. Họ đã xoay xở (hack?), và nhận ra vấn đề giành chiến thắng về mặt chính trị.

Tammany thành lập Ủy ban Điều tra Nhà máy, do cả hai là đồng Chủ tịch. Smith là phát ngôn viên của Hội đồng lập pháp và Wagner là Thượng nghị sĩ bang. Họ nhìn vấn đề như là một phương cách để giành phiếu.

Từ năm 1911 đến năm 1915, họ đã thông qua hàng chục bộ luật làm thay đổi hoàn toàn lĩnh vực sản xuất và tạo ra một tiêu chuẩn an toàn và y tế. Họ ủy quyền cho các sở cứu hỏa và xây dựng tiến hành các vụ thẩm tra và yêu cầu cần có lối thoát hiểm hỏa hoạn, vòi phun nước và tập phòng cháy chữa cháy (drill). Nhiều nơi làm việc hiện đại có giới hạn chỗ ngồi, người phụ trách (marshal) hỏa hoạn của từng tầng và cầu thang (stair-well) chống cháy.

Các cải thiện về an toàn
Ngày nay, chúng ta coi những phòng ngừa an toàn này là hiển nhiên, nhưng đã phải mất 146 mạng sống của những phụ nữ nhập cư trẻ tuổi để đạt được điều này. Và, thay vì nghiền nát nền kinh tế hay phá hủy ngành công nghiệp, luật lệ đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội trong nhiều thế hệ.

Bangladesh ngày nay, cũng giống như New York 100 năm trước đây, là nhà sản xuất hàng đầu các quần áo Mỹ. Hầu hết các nhãn hiệu chính chúng ta mặc đều đi qua những nhà máy giống nơi mà thảm họa đã xảy ra tuần này, nhờ vào mạng lưới toàn cầu tinh vi thuê ngoài (outsourcing), những người môi giới và các nhà cung cấp.

Và trong khi những nhà máy này có lẽ dường như không có thay đổi gì, vụ hỏa hoạn Triangle đã là một bài học mạnh mẽ từ quá khứ kinh tế của chúng ta để có được một tương lai tốt đẹp hơn.

(Richard Greenwald là giáo sư và trưởng khoa tại Trường Cao đẳng St. Joseph ở New York. Ông là tác giả cuốn 'Vụ hỏa hoạn Triangle, nghi thức hòa bình và dân chủ công nghiệp trong kỷ nguyên tiến bộ ở New York' - "The Triangle Fire, the Protocols of Peace and Industrial Democracy in Progressive Era New York" và 'Đình công lao động: Quá khứ và Tương lai những người lao động Mỹ' - "Labor Rising: The Past and Future of American Working People.")

Bloomberg


Tại sao vụ đình công ngành dệt may năm 1913 ở Mỹ lại kì lạ nhất từ trước tới nay?
Lương bổng công bằng cho phụ nữ: Cuộc đấu tranh còn dang dở
Tags: economics

2 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc