Hội những kẻ bất mãn


Giáo sư Philip Scranton có bài ở Bloomberg, kể rằng 'Đây chỉ là một hội có tổ chức của những kẻ bất mãn kích động.'

Đó là những gì Frederick Birchall của tờ New York Times nói về Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei) vào cuối tháng Ba năm 1932. Thế nhưng Đảng Quốc xã đang dần tăng quyền lực.

Cuộc Đại khủng hoảng ở Đức đã nổ ra các phong trào cực đoan nhằm khôi phục lại cả nền kinh tế lẫn xã hội, quan trọng nhất trong số đó là Đức quốc xã.

Lãnh đạo Đảng này, Adolf Hitler, nhận được 11 triệu phiếu bầu (30%) trong cuộc bầu cử Tổng thống của Đức, so với 18 triệu (49%) dành cho Tổng thống đương nhiệm, vị tướng trong Thế chiến I Paul von Hindenburg, khiến phải tổ chức thêm vòng bỏ phiếu thứ hai.

Đảng Quốc xã, đã không thừa nhận cả nước Cộng hòa Weimar lẫn việc bồi thường chiến tranh được quy định trong Hiệp ước Versailles, trong khi kịch liệt tố cáo người Do Thái và các nhà ngân hàng, đã tuyên truyền thành công để giành được sự ủng hộ.

Sau kỳ nghỉ Phục Sinh dài hai tuần, hoạt động tuyên truyền tiếp tục, cho cả cuộc bầu cử lại tổng thống ngày 10 tháng Tư và bầu cử hội đồng lập pháp bang Prussia và các nơi khác vào ngày 24 tháng Tư. Bầu cử hội đồng lập pháp ở bang Prussia là đặc biệt quan trọng trong nền chính trị Đức, vì Prussia chiếm gần 55% cử tri quốc gia.

Điều này khiến Đức Quốc xã kiểm soát Prussia nghiêm ngặt hơn, như tờ New York Times viết, vì 'bất cứ ai nắm giữ Prussia sẽ có được đế chế Đức.'

Các chính phủ bang và liên bang đã cố gắng hạn chế tầm với của Hitler, ngăn cản Hitler (chứ không phải von Hindenburg) phát biểu trên đài phát thanh và ngăn cấm nhóm họp của quân xung kích Đức Quốc xã.

Ngăn không cho lãnh đạo độc tài Fuehrer lên sóng là điều quan trọng, Richard von Kuehlmann, cựu Ngoại trưởng Đức, nói với tờ New York Times. Phong trào của Hitler đã giành được ảnh hưởng do ông ta 'đánh giá cao tầm quan trọng của giọng nói như phương tiện khuếch trương tốt nhất'.

'Nếu bạn nghe các báo cáo về sự thành công đáng kinh ngạc của phong trào của Hitler', ông nói, 'đó là vì Hitler có lý thuyết hiệu quả bằng những bài diễn thuyết liên tục hấp dẫn với công chúng.'

Đúng như mong đợi, ở cuộc bầu cử lại, von Hindenburg đã tái đắc cử, vượt qua cả Hitler và Ernst Thaelmann, ứng cử viên Đảng Cộng sản.

Nhưng tổng số phiếu bầu cho thấy xu hướng đáng lo ngại. Trong khi Von Hindenburg chỉ có thêm 700.000 phiếu mới, Hitler đã có thêm 1,8 triệu phiếu, giành được gần ba phần tư số phiếu phát hành thêm do các đảng nhỏ hơn từ bỏ cuộc đua.

Đà thắng hiển nhiên này đã khuyến khích tính chiến đấu của Hitler, và Đức Quốc xã giương cao khẩu hiệu 'Giờ tới Prussia.' (Now for Prussia)

'Ngày 24 tháng Tư, một lần nữa, chúng tôi sẽ so tài với đối thủ,' Hitler nói. 'Ngày chúng tôi giương cao ngọn cờ chiến thắng chắc chắn sẽ đến.'

Khi cuộc bầu cử đến gần, lập pháp Prussia sửa đổi luật bầu cử yêu cầu bầu Thủ tướng phải có đa số tuyệt đối phiếu bầu đại biểu, hy vọng rằng tất cả các đảng khác sẽ tập trung cản trở việc hình thành một chính phủ bang mà Đức Quốc xã chiếm ưu thế.

Đảng Quốc xã mới chỉ có chín ghế trong hội đồng lập pháp sắp mãn nhiệm; cử tri đã bầu 162 thành viên Đức quốc xã vào hội đồng lập pháp mới của bang, dù thấp hơn mức đa số của 422 ghế, nhưng đã đủ xóa sổ các đảng cánh hữu đối thủ.

Các đồng minh của Hitler cũng thăng tiến đáng kể trong bốn cuộc bầu cử bang khác, nhưng các quy định mới đã dẫn đến một bế tắc kéo dài nhiều tháng về lãnh đạo ở Prussia.

Tuy nhiên, tạp chí Time đưa tin: 'Người Đức đang trật tự tuần hành hướng tới một Chính phủ hình thái phát xít vào tuần trước.'

Tờ New York Times viết: 'Làn sóng chủ nghĩa Hitler đang càn quét nước Áo', nơi đang "bên bờ vực phá sản" và rất cần nước ngoài giúp đỡ. Một số người quá khích cho rằng, điều này có thể dễ dàng đạt được thông qua Anschluss - sáp nhập nước Áo vào đế chế Đức.

Hitler có lẽ đã chỉ hứa hẹn 'xã hội không tưởng bất khả thi,' như tờ Times đưa tin, nhưng 'chân lý chủ nghĩa dân tộc cực đoan' của ông ta đã giành được thêm hàng triệu người ủng hộ.

Sơn Phạm
Bloomberg


Tags: economics

3 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc