Khối Thịnh vượng chung Anh để làm gì?

Photo credit: The Economist.

Điều đáng nói nhất về khối Thịnh vượng chung Anh có lẽ là việc nó vẫn tồn tại. Gạt qua một bên sự căm ghét đối với chế độ thực dân – điều đã đẩy nhanh sự sụp đổ của đế chế Anh trong suốt thế kỷ 20, gần như tất cả các thuộc địa cũ đều cùng tồn tại trong một ‘câu lạc bộ’ mà Nữ hoàng là nguyên thủ quốc gia. Khối Thịnh vượng chung Anh có 53 nước thành viên và bao gồm gần một phần ba dân số thế giới; trong số các thuộc địa cũ của Anh chỉ có Miến Điện và Aden quyết định không tham gia.

Vậy nhưng mục đích của khối là gì? Rất nhiều công dân của khối Thịnh vượng chung Anh hầu như chẳng biết; một phần tư người Jamaica khi được hỏi cho rằng Barack Obama là người lãnh đạo khối này. Hầu hết những người biết hơn một chút có lẽ sẽ kể đến Đại hội thể thao khối Thịnh vượng chung Anh diễn ra 4 năm một lần (quadrennial) như bằng chứng về sự tồn tại của ‘câu lạc bộ’ (lần gần đây nhất được tổ chức ở Delhi năm 2010, đã làm lộ ra (shone a cold light) các yếu kém ở bang này). Ngoài ra, khối Thịnh vượng chung Anh cũng duy trì một chương trình học bổng, các dự án phát triển cho những thành viên nghèo nhất và một bộ máy quan liêu rối rắm và kém hiệu quả với ít nhất 70 tổ chức khác nhau tồn tại như là nơi ‘ăn uống tiệc tùng’ cho giới thượng lưu lắm tiền trong khối.

Các kết quả trong việc thực thi những cam kết của các nước thành viên về nhân quyền và pháp quyền thậm chí còn thảm hại hơn. Không hề tốt một chút nào. Nỗi hổ thẹn mới nhất là chế độ ngược đãi ở Sri Lanka được phép tổ chức cuộc họp 2 năm một lần của các lãnh đạo khối Thịnh vượng chung từ 15 đến 17 tháng Mười Một. (Trong ảnh: Tổng thống Mahinda Rajapaksa và Thái tử Charles). Còn nhiều trường hợp khác nữa. Ví dụ, Nigeria từng bị đình chỉ một phần sau vụ xử treo cổ nhà hoạt động nhân quyền Ken Saro-wira vào năm 1995. Tuy nhiên, khối Thịnh vượng chung Anh lại không mấy quan tâm tới những người Ogoni sống ở vùng châu thổ nhiều dầu mỏ bị ngược đãi – là động cơ thúc đẩy Saro-wira hành động. Dù cũng đã đình chỉ tương tự đối với Pakistan vào năm 1999 sau vụ đảo chính (coup) gần nhất, khối Thịnh vượng chung Anh cũng chẳng mấy để ý tới các vụ ngược đãi diễn ra như cơm bữa với những nhóm thiểu số tôn giáo và các đối tượng khác. Một di sản không mấy tốt đẹp (unsavoury) từ sự cai trị của nước Anh là 41 trong số các thành viên của khối Thịnh vượng chung Anh vẫn duy trì những luật từ thời thuộc địa chống lại tình dục đồng tính. Tuy vậy, khối Thịnh vượng chung cũng chia sẻ một di sản khác có ích hơn. Các thành viên gắn kết bằng một ngôn ngữ chung, một bộ luật chung và những khía cạnh văn hóa chung. Những lợi thế này giúp họ thịnh vượng – các thành viên châu Phi của khối Thịnh vượng chung giàu hơn hẳn so với các nước láng giềng không thuộc khối. Đây là một lý do mà Rwanda, vốn là thuộc địa của Đức và Bỉ chứ không phải Anh vẫn tham gia vào khối.

Một số người cho rằng một khối Thịnh vượng chung tập trung và nhanh nhạy hơn có thể làm nhiều điều hơn để củng cố những lợi thế này – những người hoài nghi châu Âu thuộc cánh hữu trong Đảng Bảo thủ Anh thậm chí còn mơ tới khối Thịnh vượng chung như một khu vực thương mại tự do thay thế cho Liên minh châu Âu. Điều này sẽ chẳng bao giờ xảy ra nhưng hướng khối Thịnh vượng chung tới thương mại cũng như các giá trị có vẻ là một ý tưởng hay. Cùng lúc, cả hai mặt này có thể củng cố lẫn nhau. Vấn đề là điều này cần tới sự lãnh đạo tốt hơn so với những gì khối Thịnh vượng chung đang có tới giờ phút này. Nền chính trị hậu thuộc địa với những phức tạp ngấm ngầm (insidious) khiến Anh và các thành viên giàu có khác như Canada và Australia không thể đảm nhiệm. Chỉ có các nước đang phát triển, chủ yếu là Ấn Độ, Nam Phi và Nigeria là có khả năng, nhưng trong thời điểm hiện nay, họ cũng không hứng thú với việc giữ một vai trò mà với họ có vẻ đáng yêu, phần nào hữu ích, nhưng cũng hơi đáng xấu hổ như vậy.

Đăng Duy
The Economist


Tags: economics

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc