Cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp đối mặt với lễ Ramadan như nào?

Yaya Toure. Photo courtesy Corey-Adam Crowley.

Lễ Ramadan năm nay bắt đầu từ ngày 29 tháng Sáu, cùng thời điểm với vòng đấu loại trực tiếp (knockout stage) World Cup. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1986 giải đấu này trùng với tháng lễ thánh của đạo Hồi. Điều này sẽ khiến một số cầu thủ theo đạo Hồi lâm vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan. Trong suốt tháng Ramadan, các tín đồ Hồi giáo ngoan đạo phải kiêng ăn, uống và quan hệ tình dục từ bình minh cho tới hoàng hôn. Trái với tai tiếng trụy lạc (licentious reputation) được gán cho họ, hầu hết các cầu thủ không gặp vấn đề với việc kiêng sex. Tuy nhiên, dinh dưỡng lại được coi là thiết yếu trong sự chuẩn bị của một vận động viên, đặc biệt ở Brazil – nơi thời tiết là trở ngại lớn với ngay cả những người được chuẩn bị tốt nhất. Ở Fortaleza nơi sẽ tổ chức một số trận đấu lớn, ánh sáng ban ngày kéo dài khoảng 12 tiếng – mặt trời mọc lúc 5.30 sáng và lặn vào 5.30 chiều. Nhiệt độ cao nhất trung bình trong tháng Bảy là 30ºC, độ ẩm (humidity) trung bình 92%. Các cầu thủ theo lễ Ramadan sẽ phải đối mặt như nào?

Nhiều đội ở World Cup lần này có số lượng lớn cầu thủ theo đạo Hồi – không chỉ đội tuyển các nước mà Hồi giáo là chủ đạo như Bosnia & Herzegovina, Algeria và Iran. Các ngôi sao của đội tuyển Pháp (Karim Benzema), Đức (Mesut Özil), Thụy Sĩ (Philippe Senderos), Bỉ (Marouane Fellaini) và Bờ Biển Ngà (Yaya Touré), cùng với nhiều cầu thủ khác sẽ phải quyết định đối mặt với tháng Ramadan ra sao nếu đội tuyển của họ lọt vào vòng trong.

Bác sĩ Zaf Iqbal của câu lạc bộ bóng đá Liverpool khuyên các cầu thủ nên ăn nhiều thức ăn chứa carbohydrate chậm giải phóng năng lượng (slow-release) như khoai lang (sweet potato) và ngô ngoài thời gian phải kiêng. Họ cũng nên tránh ăn những thứ có nhiều đường – là carbohydrate giải phóng năng lượng nhanh. Tuy nhiên, các nhà dinh dưỡng thể thao khuyến cáo sự thiếu nước còn có ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với thiếu thức ăn. Sự mất nước có thể ảnh hưởng tới chức năng nhận thức (cognitive functions). Các vận động viên Hồi giáo thường báo cáo họ cảm thấy mệt mỏi và có thể có cảm xúc thất thường trong lễ Ramadan, theo một nghiên cứu năm 2009 đăng trên tờ Tạp chí Sinh lý học và Hiệu suất Thể thao Quốc tế (International Journal of Sports Physiology and Performance). Thiếu nước cũng làm tăng nguy cơ gặp chấn thương. Các cầu thủ Hồi giáo được khuyên uống nhiều nước trước bình minh và tránh không tập luyện vào thời gian nóng nhất trong ngày. Thực tế, việc kiêng ăn có thể ảnh hưởng thói quen ngủ nên một số bác sĩ của các đội đã khuyên cầu thủ nên ngủ bù vào buổi trưa (take a siesta). Khi các biện pháp trên được áp dụng, hầu hết nghiên cứu cho thấy phong độ tập luyện của vận động viên không bị ảnh hưởng tiêu cực mấy.

Nhưng mất nước trong trận đấu mới là vấn đề. Không như các buổi tập, thời gian thi đấu không thể được điều chỉnh theo nhu cầu của vận động viên. Rất nhiều vận động viên Hồi giáo tiếp cận vấn đề một cách thực dụng (pragmatic approach). Trong khi một số tuân thủ nghiêm ngặt như hậu vệ Bờ Biển Ngà Kolo Touré, những người khác như tiền đạo người Morocco (đội không vượt qua vòng loại) Marouane Chamakh kiêng trong hầu hết các ngày trừ buổi chiều hoặc cả ngày có trận đấu. (Chamakh cho hay anh sẽ bù những ngày còn thiếu sau đó). Một số khác lại hoãn toàn bộ việc kiêng cữ trong các giải đấu quan trọng. Ở Olympic London 2012, cũng trùng với Ramadan, vận động viên ném đĩa (shot-putter) người Anh Abdul Buhari đã nói trên tờ Guardian rằng anh tin rằng việc duy trì trạng thái tốt nhất khi phải kiêng ăn uống là bất khả thi, vì vậy anh tìm tới một thỏa hiệp: ‘Tôi tin Chúa nhân từ sẽ tha thứ, và tôi sẽ bù lại mỗi ngày bị bỏ lỡ’.

Đăng Duy
The Economist

Tags: economics

3 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc