Mục đích chuyến thăm của Giáo hoàng tới vùng Đất Thánh?

Western Wall and Dome of the Rock - Jerusalem - 4 August 1974. Photo courtesy David King.

Giáo hoàng Francis sắp phải trải qua thử thách cam go nhất về khả năng ngoại giao và tạo lập quan hệ kể từ khi đảm nhận vị trí tối cao trong thế giới Thiên Chúa giáo một năm trước đây. Ngày 24 tháng Năm, Giáo hoàng sẽ tới thăm vùng Đất Thánh (the Holy Land) trong ba ngày, bắt đầu từ Jordan cho đến lãnh thổ của người Palestine và tới Israel. Giáo hoàng Francis sẽ tiếp bước người tiền nhiệm khi tới thăm Bức tường Than khóc (Western Wall) tại Jerusalem cũng như Đài tưởng niệm người Do Thái bị tàn sát (Holocaust memorial) ở Yad Vashem. Khi Giáo hoàng Benedict tới thăm vùng đất này năm 2009, Ngài đã phần nào gây thất vọng cho những người dân địa phương khi nhắc tới ‘hàng triệu’ nạn nhân trong nạn diệt chủng Holocaust (thay vì nói con số chính xác 6 triệu người) và nói về nạn diệt chủng Shoah (= Holocaust, tiếng Do Thái) như là một ‘thảm họa’ mà không lên án đây là tội ác. Điều này cho thấy từng lời nói và cử chỉ của Giáo hoàng Francis sẽ chịu sự soi xét đánh giá gắt gao. Vậy Giáo hoàng tới thăm vùng Đất Thánh với mục đích gì?

Một cách chính thức, chuyến thăm của Giáo hoàng Francis tới Đất Thánh là cuộc hành hương với mục đích chính nhằm giải quyết vấn đề chia rẽ nội bộ trong Kitô giáo. Vào chiều Chủ nhật và ngày Thứ Hai sau đó, Giáo hoàng sẽ gặp Đức Thượng phụ Bartholomew I tại Istanbul, người được coi là “quan trọng nhất giữa những người bình đẳng” (first among equals) trong thứ bậc của Chính thống giáo (Orthodox church). Họ sẽ kỷ niệm 50 năm cuộc gặp gỡ của Đức Giáo hoàng Phaolô VI và Đức Thượng phụ Athenagoras - sự kiện được coi là bước đột phá trong quan hệ giữa hai giáo. Tuy vậy cuộc gặp gỡ này vẫn còn nhiều trở ngại. Những người Chính thống giáo bảo thủ sẽ xem liệu có hay không bất kỳ thoả hiệp nào của Đức Thượng Phụ về những nguyên lý thần học cơ bản đã dẫn tới sự ly giáo giữa Kitô giáo Phương Tây và Kitô giáo Phương Đông kể từ năm 1054.

Tuy nhiên, cuối cùng thì chuyến thăm bận rộn của Giáo hoàng hẳn sẽ có tiếng vang lớn hơn vì ý nghĩa của nó tới các bên đang xung đột tại Trung Đông và tới những người mang đức tin Abraham. Mối quan hệ giữa Israel và Tòa Thánh (Holy See) đầy những trở ngại mang tính lịch sử. Tòa Thánh Vatican phản ứng hoài nghi về sự thành lập Nhà nước Israel năm 1948 và 2 chính thể này mãi tới năm 1994 mới thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ; ngay cả thời điểm này, một số chi tiết liên quan tới tài sản Thiên chúa giáo và trật tự tôn giáo tại vùng Đất Thánh vẫn chưa được giải quyết. Nhìn chung, mối quan hệ giữa Tòa thánh Vatican và Israel đã có những tiến triển, tuy nhiên mối quan hệ này đã bị lung lay khi Giáo hoàng Benedict phục chức (rehabilitate) cho một giám mục phủ nhận nạn diệt chủng và khi Tòa Thánh Vatican chỉ trích mạnh mẽ chính sách của Israel đối với phong trào ném đá (intifada) Palestine. Trong khi đó, những người Palestine sẽ đón nhận chuyến thăm này như một cơ hội để làm nổi bật thực tế cuộc sống tại vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Giáo hoàng sẽ đi thăm Amman rồi tới Bethlehem - ngoài ý nghĩa truyền thống là nơi Chúa giáng sinh (Christ’s nativity) còn là một cứ điểm quan trọng của những người Palestine theo đạo Thiên chúa, dù là Chính thống giáo, Thiên chúa giáo hay Tin lành Lutheran. Bên cạnh việc cử hành Thánh lễ (Mass), Giáo hoàng cũng sẽ tới thăm trại tị nạn người Palestine và chắc chắn sẽ một lần nữa khẳng định sự ủng hộ của Tòa Thánh Vatican đối với giải pháp 2 nhà nước trong khu vực.

Dù có làm và nói điều gì đi nữa, Giáo hoàng Francis hẳn nhiên không thể làm hài lòng tất cả mọi người. Đối với một số người, sự xuất hiện của Giáo hoàng ở bất cứ đâu tại Jerusalem cũng đều không được chào đón. Một dấu hiệu không lấy gì làm vui vẻ, xuất phát từ sự thù địch tôn giáo dai dẳng (lingering), điều không xuất hiện trong các chuyến thăm của Giáo hoàng trước đây, là một số địa điểm của người Thiên Chúa giáo bị viết bẩn lem nhem (daub) các khẩu hiệu như ‘Jesus là rác rưởi’ và ‘Người Thiên Chúa giáo chết đi’. Đây rõ ràng là sản phẩm của những người Do Thái cực đoan, những người mà Amos Oz, một tác giả Israel, gọi là “Bọn diệt chủng Nazi kiểu mới” (Hebrew neo-Nazis). Với tất cả sự nhẹ nhàng và sức lôi cuốn (charisma) của mình, Đức Giáo hoàng người Argentina vẫn sẽ khó có thể cảm hóa được một số người.

Tuấn Minh
The Economist

Tags: idea

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc