Học làm gì: Hãy để "bàn tay vô hình" quyết định!

shared from Giang Le.
-----
GS Hồ Ngọc Đại nói trường Thực nghiệm của ông không có xếp loại. Các trường tiểu học ở đây cũng vậy, học sinh hầu như không phải làm bài kiểm tra/thi cử, và cuối năm/cuối học kỳ không có xếp loại. Lập luận của họ giống như GS Đại nói, mỗi học sinh có một thế mạnh, không có lý do gì xếp một em giỏi toán trên một em giỏi vẽ. Hãy để mỗi em phát triển thế mạnh của mình và sau này ra đời đi theo thế mạnh đó. Cái này nghe rất giống comparative advantage trong kinh tế học.

Cũng liên hệ với kinh tế học, khi trả lời cho câu hỏi học để làm gì tôi nghĩ cần phải phân biệt giữa micro và macro. Micro, nghĩa là cho mỗi cá nhân, thì học có thể để hiểu biết, có kiến thức sau này ra đời, học để trở thành bản thân mình như GS Hồ Ngọc Đại nói hay học để thi như VTV phàn nàn. Ở mức độ micro, mỗi cá nhân có một mục tiêu riêng và xã hội/các nhà quản lý/báo chí không nên phán xét rồi cố gắng "gò" các em theo một khuôn khổ nào đó. Những lời kêu gọi như "học để làm người" thực ra không khác mấy những khẩu hiệu "xây dựng con người mới XHCN" cách đây vài chục năm.

Ở mức độ macro, câu hỏi học làm gì trở thành chính sách giáo dục phải như thế nào. Nếu bạn theo trường phái neo-classical, câu trả lời sẽ là đừng cố định hướng mà hãy để "bàn tay vô hình" quyết định. Chính sách giáo dục tốt nhất là tạo ra môi trường giáo dục để mỗi học sinh phát huy được thế mạnh của mình. Nhu cầu xã hội, thị trường việc làm sẽ dần dần lái quá trình học tập đến một optimal equilibrium cho xã hội. Không ai có đủ thông tin, kiến thức để có thể lên kế hoạch hàng chục năm cho ngành giáo dục.

Ngược lại, quan điểm Keynesian sẽ khẳng định nhà nước có vai trò (ở một mức độ nào đó) quản lý và định hướng cho nền giáo dục. Ví dụ Bộ GDĐT có thể quyết định triển khai tablet vào các trường vì đây là một skill cần thiết cho tương lai nên phải chuẩn bị. Những lý do như "imperfect information" hay "public good" sẽ được đưa ra để biện minh cho việc nhà nước phải can thiệp vào giáo dục. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu tâm lý Keynesian trong giáo dục phổ biến ở Việt Nam.

2 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc