Sự phát triển các kênh đào trên thế giới
![]() |
Panama Canal, Colon, Panama. Photo courtesy Lyn Gateley. |
Khi ngày kỉ niệm 100 năm khai trương kênh đào Panama vào 15 tháng Tám đang tới gần, thế giới cũng đang ngóng chờ ba sự phát triển lịch sử: tăng gấp đôi công suất kênh đào Panama với việc hoàn tất bộ khóa thứ ba để có thể tiếp nhận các tàu container khổng lồ, hi vọng sẽ hoàn thành cuối năm sau; một con kênh đối thủ nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương đi qua Nicaragua bắt đầu khởi công; và một kênh đào Suez mới trong khi phần lớn kênh cũ sẽ trở thành một đường cao tốc hai làn trên biển. Kế hoạch đầy tham vọng của Ai Cập đến bằng một thông báo bất ngờ của Tổng thống nước này hồi đầu tháng, sau khi dự án ở Nicaragua được khẳng định vào tháng Bảy. Đây chỉ là những sự phát triển gần nhất để thấy việc mở rộng Kênh đào Panama sẽ không có ảnh hưởng lớn như nó từng có một thế kỉ trước đây đối với ngành hàng hải thế giới.
Khi cơ quan quản lý Kênh đào Panama bắt đầu lên kế hoạch mở rộng 10 năm trước, họ nhắm tới cạnh tranh thị phần giao thông từ đối thủ là Kênh đào Suez bằng cách đạt nâng công suất tiếp nhận các tàu chở tới 13.000 container so với chỉ 5.000 như hiện nay. Nhưng từ đó đến nay, đã xuất hiện các con tàu chở tới 18.000 container và sẽ còn hơn thế nữa trong tương lai. Suez là kênh ngang mực nước biển không có khóa hay điểm tắc nghẽn (pinch-points). Và vì kênh có thể tiếp nhận các tàu lớn hơn nên thị phần giao thông của nó giữa châu Á và bờ Đông Hoa Kỳ đã tăng từ 30% bốn năm trước lên 42% vào tháng Mười năm ngoái. Một vấn đề khác đối với kênh Panama là một số nhà sản xuất đang rút khỏi Trung Hoa do chi phí lao động ở đây tăng cao và chuyển sang các nơi khác ở Đông Nam Á, nằm gần tuyến Suez hơn.
Kênh Panama cũng đang phải đối mặt với những thử thách sát sườn hơn. Vấn đề kỹ thuật với xi măng và máy móc ở các khóa là lí do chính khiến dự án trị giá 5,25 tỉ đôla bị trì hoãn ít nhất 12 tháng. Tình hình càng xấu hơn khi tranh cãi về chi phí phụ trội (cost overrun) khiến công việc bị ngưng lại hơn hai tuần hồi tháng Hai. Trong khi đó, ở nước láng giềng Nicaragua, nơi từng bị coi là không thể xây dựng đập (canal thoroughfare) vì các nguy cơ đã biết về động đất và núi lửa, hiện đang cố gắng thắp lại (rekindle) giấc mơ từ thế kỉ 19 của mình. Tháng trước, chính quyền Managua phê duyệt kế hoạch tuyến đường 278 km (nhiều khả năng) ngang mực nước biển (và vì thế không bị khóa) cho con kênh nối giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương sử dụng sông Brito, hồ Nicaragua và các con sông ở phía Đại Tây Dương. Nhìn chung, các đồn đoán về một con kênh Nicaragua dài gấp ba lần kênh Panama, được hậu thuẫn bởi nhà đầu tư Trung Hoa bí ẩn, đã phải nhận sự cười nhạo (derision) trong giới hàng hải. Tuy nhiên dấu hiệu về sự quan tâm lớn dần của Trung Hoa với eo đất (isthmus) này xuất hiện ngày 8 tháng Tám khi các doanh nhân từ Tập đoàn nhà nước Kỹ thuật Cảng Trung Hoa tuyên bố họ đang nghiên cứu ý tưởng đầu tư cho một bộ khóa thứ tư trên Kênh đào Panama.
Các diễn biến khác đều cho thấy khả năng cạnh tranh khốc liệt hơn đối với Kênh đào Panama khi nó bước qua tuổi 100. Vận chuyển container từ Thượng Hải đến New York nếu qua Panama chỉ mất 26 ngày so với 28 ngày khi qua Suez. Vận chuyển bằng tàu tới các cảng ở California rồi sử dụng đường sắt xuyên lục địa (transcontinental) là nhanh nhất với 21 ngày nhưng đắt hơn khoảng 600 đôla mỗi container. Công ty sở hữu các con tàu lớn nhất - A.P. Moeller-Maersk đã dừng đi qua Panama và giờ sử dụng tuyến Suez. Vì thế, cơ quan quản lý Kênh đào Panama đang tìm cách bảo hiểm đánh cược (hedge its bets) của mình. Cơ quan này để ngỏ khả năng tiếp tục mở rộng, nhưng cũng có các cảng phức hợp đang phát triển mạnh ở mỗi bờ và đường sắt nối giữa chúng. Panama hi vọng những điều này cùng với các khu vực miễn thuế đi kèm sẽ đảm bảo tương lai nước này trở thành trung tâm hậu cần toàn cầu như một Singapore của Châu Mỹ. Tuy nhiên, (có lẽ) còn xa mới được như Singapore...
Đăng Duy
The Economist
Bài trước: Lễ hội Hanukkah là gì?
Tags: economics
Panama đã được Hoa Kỳ thành lập vì những lý do thuần túy thương mại ích kỷ, ngay bên lề lịch sử giữa sự sụp đổ sắp xảy ra của nước Anh như một đế chế toàn cầu to lớn, và sự trỗi dậy của một đế chế mới ở Mỹ.
Nhà văn Ken Silverstein đặt vấn đề trên với một sự đơn giản đáng mến trong một bài báo trên tạp chí Vice hai năm trước đây: "Năm 1903, chính quyền của Tổng thống Theodore Roosevelt đã thành lập đất nước này sau khi ép buộc Colombia nhượng lại một tỉnh mà nay là Panama. Roosevelt đã hành động theo mệnh lệnh của nhiều tập đoàn ngân hàng, trong đó có JP Morgan & Co, được chỉ định làm "cơ quan quản lý tài khóa" của đất nước, phụ trách việc quản lý 10 triệu đô-la tiền viện trợ mà Hoa Kỳ đã vội vàng thông qua cho quốc gia mới này".
Lý do, tất nhiên, là để đạt được quyền sử dụng, và kiểm soát, con kênh bắt ngang qua eo đất của Panama sẽ được khánh thành vào năm 1914 để kết nối hai đại dương lớn của thế giới, và con đường thương mại bằng đường biển.
Giới tinh hoa của Panama đã sớm hiểu được rằng tương lai của họ sẽ sinh lợi nhiều hơn nếu dễ dãi với người bạn xa xôi giàu có hơn là thuộc một thành phần của Nam Mỹ. Số tiền mà Công ty Đường sắt Panama Railroad Company trả hàng năm vào kho bạc của Colombia nhiều hơn số tiền mà Panama có được từ Bogotá, và có nhiều khả năng tỉnh này sẽ ly khai dù thế nào đi nữa – dù không có hiệp ước được ký kết vào tháng 9 năm 1902 cho phép người Mỹ xây dựng một con kênh theo những điều khoản, mà như David Bushnell, nhà sử học hàng đầu về đất nước Columbia bằng tiếng Anh đã viết, "phản ánh một cách chính xác vị thế đàm phán yếu kém của các nhà đàm phán người Colombia".
Vào thời điểm đó, Colombia bị chia rẽ bởi điều được gọi là "cuộc chiến nghìn ngày" giữa các đảng Tự do và Bảo thủ Lịch sử của họ. Panama là một trong những chiến trường cho các giai đoạn sau của cuộc chiến.
Hiệp ước về kênh đào được "cách mạng Panama" theo dõi sát sao, cuộc cách mạng được lãnh đạo bởi một người khởi xướng người Pháp và được hỗ trợ bởi điều mà Bushnell gọi là "sự đồng lõa hiển nhiên của Hoa Kỳ" – và được giúp sức bởi các điều khoản của hiệp ước về kênh đào cấm sự hiện diện của quân đội Colombia, vì lo sợ họ sẽ làm phiền việc tự do quá cảnh hàng hoá.
Giao kết giữa tổng thống Roosevelt và ngân hàng JP Morgan trong việc thành lập một nhà nước mới là một giao kết trực tiếp. Các thủ tục giấy tờ sẽ được đảm nhiệm bởi William Cromwell, một luật sư thuộc Đảng Cộng hòa thân với chính quyền, người cũng đóng vai trò là cố vấn pháp lý cho ngân hàng JP Morgan.
Ngân hàng JP Morgan lãnh đạo các ngân hàng Mỹ trong việc dần dần biến Panama thành một trung tâm tài chính – và một thiên đường trốn thuế và rửa tiền – cũng như sự thông thương vận chuyển đường biển, mà các thông lệ thực hành hòa quyện vào nhau lúc đầu khi mà Panama bắt đầu đăng ký các tàu biển nước ngoài chuyên chở nhiên liệu cho công ty Standard Oil để giúp công ty này trốn tránh các nghĩa vụ thuế của Hoa Kỳ.
Núp sau cánh gà của sân khấu Standard Oil, Panama bắt đầu phát triển hệ thống mê cung của việc thành lập các công ty miễn thuế – đặc biệt liên quan đến việc đăng ký vận chuyển hàng hải – với sự giúp đỡ và hướng dẫn từ Wall Street, đúng vào thời điểm Hoa Kỳ và châu Âu rơi vào cuộc Đại khủng hoảng.