Không trả tiền cho thực tập sinh là bất hợp pháp?

Garden of Hedonism. Photo courtesy Scott.

Thực tập sinh (internship) đã và đang trở thành nấc thang (rung) đầu tiên để có được một công việc 'cổ cồn trắng'. Các ngân hàng và các công ty kế toán hiện tuyển dụng hơn nửa các nhân viên mới thông qua chương trình thực tập; các nghề nghiệp trong lĩnh vực chính trị, y học, truyền thông và nhiều lĩnh vực khác gần như luôn bắt đầu với vị trí thực tập. Hai phần ba số sinh viên Mỹ ít nhất đã qua một lần thực tập (at least one internship under their belt) trước khi rời ghế giảng đường. Nhưng các bạn sinh viên này thường được trả công còm cõi (badly compensated): gần nửa số thực tập sinh ở Mỹ hoàn toàn không có tiền công. Vì sao tình trạng các thực tập sinh không được trả công lại tồn tại ở các nước có luật tiền lương tối thiểu?

Thực tập sinh không có tư cách pháp nhân đặc biệt: các chủ sử dụng lao động không thể né tránh (dodge) chi trả tiền lương tối thiểu chỉ đơn thuần bằng cách xếp loại một nhân viên tạm thời như là thực tập sinh. Nhưng có một số trường hợp ngoại lệ. Hầu hết các nước có luật tiền lương tối thiểu có những cơ quan nhỏ (carve-out) làm việc cho các cơ quan công quyền. (Đó là lý do vì sao Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể sử dụng hàng trăm thực tập sinh không lương tại Nhà Trắng, ngay cả khi ông tweet về việc cần thiết phải nâng cao mức lương tối thiểu). Tương tự, các tổ chức phi lợi nhuận thường được "cho đi nhờ miễn phí" (free pass): các tổ chức từ thiện được phép thuê các tình nguyện viên, chẳng qua là một dạng thực tập sinh không công cho họ.

Vấn đề này trong khu vực tư nhân mới đáng quan tâm (interesting). Năm 1947, Tòa án Tối cao Mỹ phán quyết công ty đường sắt Portland Terminal đã đúng (justified) khi không trả công cho thực tập sinh gác phanh (brakeman) của họ trong thời gian khóa học bảy ngày mà các thực tập sinh này buộc phải trải qua trước khi bắt đầu công việc chính thức. Các học viên đang "làm việc vì lợi ích của chính bản thân họ", Tòa án phán quyết. Gần đây, Bộ Lao động đã đưa ra sáu điều kiện các doanh nghiệp phải đáp ứng khi áp dụng chương trình thực tập sinh không được trả công. Theo các doanh nghiệp, phần rắc rối nhất là yêu cầu: chương trình thực tập phải "tương tự như đào tạo trong môi trường giáo dục"; và thực tập sinh không "chiếm mất việc" của nhân viên bình thường; và doanh nghiệp không được có lợi nhuận từ các công việc thực tập sinh thực hiện.

Theo các tiêu chí này, hầu hết các thực tập sinh không công trong khu vực tư nhân Mỹ chắc chắn không hợp pháp (iffy = of doubtful legality). Ở các nước khác, câu chuyện cũng tương tự. Thực tập sinh trong các doanh nghiệp ở Vương quốc Liên hiệp Anh phải được trả mức lương tối thiểu, trừ khi chương trình thực tập là một tín chỉ ở đại học hoặc họ chỉ ở doanh nghiệp để quan sát (shadowing). (Chương trình hàng năm tại văn phòng của tạp chí The Economist ở London trả 6.000 bảng (9.650 usd) cho ba tháng thực tập.) Các nước Ý và Tây Ban Nha gần đây đã áp dụng mức lương tối thiểu riêng cho những người học việc (apprentice). Các doanh nghiệp không trả lương ngày càng có nguy cơ bị thưa kiện tại tòa. Năm ngoái, hãng phim Fox Searchlight đã thua kiện hai thực tập sinh không công trước đây từng làm việc trong bộ phim 'Thiên nga đen' (Black Swan). Hàng loạt các công ty trong lĩnh vực truyền thông và công nghiệp thời trang, từ NBC đến Donna Karan, đang phải giải quyết các vụ tương tự. Tuy nhiên, chiều hướng (tide) có thể không có lợi cho các thực tập sinh không công. Đó là với các chính trị gia - những người thiết lập mức lương tối thiểu: nhưng họ không có nghĩa vụ trả số tiền này.

Sơn Phạm
The Economist

Tags: economics

3 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc